Năm mới vừa qua, hơi thở mùa xuân vừa lắng dịu. Bao nhiêu niềm vui hớn hở chào mùa xuân mới vừa an tịnh là người ta chợt băn khoăn lo lắng tự hỏi: Có phải mùa xuân nầy là mùa xuân cuối cùng của đời mình ? Mình phải làm gì đây từ đây cho đến cuối năm ? Có cần phải thay đổi cuộc sống cho phải đạo ?.
Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba
(Thơ Nguyên Sa)
Vậy là chàng đã gặp lại Khuê sau gần bốn mươi năm cách biệt . . . Và mặc dù đã được biết trước qua điện thoại, chàng vẫn không khỏi bồi hồi khi nghe tiếng chuông gọi cửa. Thật ra thì ngay từ khi nhận tin báo, chàng đã thấy trong lòng có điều gì đó khang khác với mọi ngày. Chàng cặm cụi làm cho Khuê mấy CD nhạc, với những tựa đề bài hát, hoặc một vài câu nhạc mà lời trong đó như nói hộ chàng những điều muốn nói
Khi những cơn gió bấc thổi về, tiết trời se lạnh báo hiệu mùa xuân đang đến. Từng đàn chim én từ khơi xa trở về bay lượn trên bầu trời cuối năm nhiều mây trắng. Những hôm ấy, hoài niệm về những ngày giáp tết nhộn nhịp thời niên thiếu lại xôn xao trong lòng. Khắp nơi ai nấy đều rộn ràng sửa sọạn đón tết. Người ở xa thì gói ghém quà cáp tất bật về quê cho kịp ngày cúng giao thừa. Người ở nhà lo quét tước dọn dẹp, làm mứt, nấu bánh chưng, mua sắm…mỗi người mỗi việc. Bọn trẻ con thì được giao việc nhẹ như lặt lá mai, lau chùi cửa nẻo, đánh bóng chân đèn, lư hương. Các anh chị lớn thì lo nấu bánh, sơn cửa, quét vôi... Màu vôi mới thắm tươi cùng với các chậu hoa kiểng rực rỡ là nét xuân đặc trưng của thị thành ngày tết. Dầu vậy, mỗi khi đứng trước bức tường vôi cũ lòng tôi bồi hồi, biết bao nỗi vui buồn, biết bao niềm thương nhớ…
Lời người viết: Cám ơn bác sĩ Nguyễn Lê Thảo Vy đã chuyển tiếp và kèm theo comment cũng như bản dịch bài hát trong clip “David Garibaldi Jesus Painting” trên đây.Cám ơn con đã cho bác nguồn cảm xúc để hoàn thành bài viết nầy.
Không phải vì ngoại đạo mà Hiếu đã không tin vào sự hiện hữu của Chúa trên thế gian nầy. Bởi lập luận rằng, nếu Chúa đã đến để cừu rỗi, để tha thứ cho những lỗi lầm của loài người thì tại sao mẹ con Hiếu lại phải chịu đựng nhiều nỗi khốn khổ như bấy giờ!?
Cái chết do bịnh lao phổi của người cha cách đây hai năm, tiếp theo đó là căn bệnh tiểu đường và cao huyết áp , do thiếu thuốc, dẫn đến biến chứng liệt nửa thân của người mẹ đã đẩy mẹ con Hiếu đến tận cùng vực thẳm của cuộc sống. Mọi sinh hoạt thường ngày của mẹ Hiếu, phần lớn đều lệ thuộc vào những giúp đỡ từ đứa con trai duy nhất của mình, trong lúc còn ở độ tuổi “chưa biết lo” như hầu hết những đứa trẻ vừa tròn cái tuổi 13.
Nhưng Hiếu thì khác, cha chết lúc 11 tuổi, phải bỏ dở chuyện học vào giữa năm lớp 6, ở nhà phụ giúp người mẹ ốm đau. Tiền bạc thì vốn dĩ đã thường bị túng quẩn mà lại còn bị hao hụt trầm trọng, theo sau cái chết của cha cũng như căn bệnh kinh niên của mẹ. Gánh nặng tài chánh được đặt lên vai của Hiếu, là người duy nhất kiếm tiền để trang trải cuộc sống cho cả hai mẹ con.
Mỗi buổi chiều đi làm về Hòa đều ghé thăm ngôi thánh đường nằm ở đằng sau chợ trên đường trở về nhà, chàng thích cái tịch mịch của giáo đường, cái yên tĩnh của hai hàng ghế trống. Chàng quỳ xuống dưới tượng chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, gánh tội thay cho tội lỗi của nhân loại, Hòa nhắm mắt lại dường như cảm được nỗi đau đớn mà ngài đã phải hứng chịu, lâm râm cầu nguyện một lát rồi đứng dậy ra về. Khi bước ngang hàng ghế cuối cùng, chàng để ý có một cô nữ sinh trong chiếc áo dài trắng đang gục đầu xuống cầu nguyện trong giáo đường vắng giống như chàng.
Nhà sinh vật học James Watson ngạc nhiên khi nhận được tấm thiệp mời dự bữa cơm chiều thân mật với Tổng Thống trong Tòa Nhà Trắng. Ông về hưu đã gần 4 năm nay, nhìn hàng chữ "tối mật" ở góc tờ giấy, ông băn khoăn tự hỏi không biết vì lý do gì mà họ lại mời ông vào gặp Tổng thống lần này ? Ông còn quá ít thời gian còn lại để ngắm chim và nghe chim hót. Bởi vậy, ông không muốn vướng bận vào bất cứ chuyện gì, ông đã hy sinh hết cả cuộc đời thanh xuân của ông cho khoa học và nhân loại chưa đủ hay sao ?
Trong bữa tiệc, ông kín đáo quan sát số người được mời tối hôm nay. Ngoài ông ra, Tổng thống còn mời Bộ trưởng Bộ Di trú; nhà khoa học gia chuyên về modern computer Johnvon Neumann; Hans Bethe, chuyên về năng lương của mặt trời; Edward Teller, nhà khoa học gia chuyên về chế tạo bom và John Streeter, kỹ sư chuyên về chế tạo robots. Sau bữa ăn tối thịnh soạn, tất cả các quan khách được mời vào một gian phòng nhỏ, bí mật nằm ở dưới hầm của tòa Nhà trắng.