Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • DaiThinhDuong1200
  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200

Hai Cuộc Tình Và Hai Cái Chết Không Giống Nhau

1.    CHUYỆN TÌNH TRÊN MẠNG

Cũng như vài gia đình khác, gia đình anh được đưa đến định cư tại Thụy Điển sau khi được tàu nước nầy cứu vớt, trong lúc chiếc thuyền con vượt biên đang chết máy và lênh đênh trên biển cả nhiều ngày.

Những ngày mới đến, vợ chồng và 2 đứa con sống rất hạnh phúc, nhờ nhận được những giúp đỡ ban đầu của chính quyền và người dân bản xứ. Dần dà thì cuộc sống cũng tạm đi vào ổn định.

Thời gian trôi nhanh, hai đứa con cũng đã trưởng thành và có gia đình riêng tư. Nhưng công việc sinh nhai thì cũng chỉ tàm tạm chứ không mấy khá giả cho lắm, nên chẳng giúp gì cho anh chị.

Xem tiếp...

Nỗi Buồn Thầm Kín

Mấy lúc gần đây, chị thấy chồng mình có nhiều biểu hiện hơi là lạ.

Dường như anh có một điều gì không được vui trong lòng. Chị cố moi óc mình ra xem, liệu thử có cái lý do nào mà đã khiến anh trở thành một người như mất hồn, kém ăn và lại ít nói như thế!?

Ôn lại cái quãng thời gian qua, từ khi mẹ anh ngã bệnh cho đến khi qua đời. Chị không hề thấy anh tỏ ra buồn lòng, nhiều đến độ như vậy.

Xem tiếp...

Nước Mỹ Năm 3000

http://www.youtube.com/watch?v=JaAV8tgmucM
  
Suốt một thế kỷ qua ,nước Mỹ đã trải qua nhiều biến chuyển làm kinh động mọi người trên thế giới bằng cách liên kết các nước không cọng sản kết hợp thành một khối cộng đồng chung về kinh tế , làm cho đời sống của người dân bị xáo trộn . Các hãng nhỏ được sáp nhập thành một đại công ty , công nhân bị sa thải , cơ giới hóa công nông lâm nghiệp , người máy robot đang từ từ thay thế vai trò của những công nhân trong hãng . Mỗi nước được phân chia chức năng sản xuất tùy theo môi trường và điều kiện khí hậu của mỗi quốc gia như Thái Lan được chỉ định sản xuất lúa gạo cho toàn cầu , Mỹ bột mì , Columbia cà phê ...

Xem tiếp...

Nợ Tình

Giữa buổi trưa mùa hè, mặt trời đang đứng bóng, tỏa cái sức nóng như muốn thiêu đốt mọi thứ cỏ cây. Lân đang hì hục đẩy chiếc xe ba gác chất đầy gạch đá len vào con hẻm nhỏ có đông người qua lại. Cái con hẻm mà mưa lớn thì nước dâng lên gần tới đầu gối, trời nắng như thế nầy thì bụi lại bay mù mịt một khi có chiếc xích lô máy chạy ngang qua.

Nhà của Lân ở tận cuối con đường đất nầy, cái nhà mà ai muốn tìm đến thì không hề khó. Nói như vậy thôi, chứ có ai muốn tìm tới đâu mà khó với dễ, giả như có hỏi thăm thì sẽ được chỉ dẫn:

Xem tiếp...

Con Thằn Lằn Chuyển Kiếp

Kính xin hương hồn thầy Hồ Hữu Tường cho phép con được mượn ý từ bài Con thằn lằn chọn nghiệp của thầy để họa lại bài Con thằn lằn chuyển kiếp.

http://www.youtube.com/watch?v=srIdoapK__E

Chiếc thuyền máy chạy vòng vòng Cù Lao Yến rồi hướng thẳng phương Bắc chạy về thành phố . Hòa thượng Tuyên Hóa ngồi ở sau mui thuyền nhìn cảnh trời mây nước trong xanh , bỗng nhiên lòng ngài lắng đọng ,cảm thấy mệt mỏi sau những năm tháng dài vì pháp quên mình , giúp đỡ chúng sinh giác ngộ không tiếc thân mạng . Hòa Thượng là vị pháp sư đầu tiên đã đem Đạo Phật truyền bá sang nước Mỹ và Canada vào thập niên năm 1960, ngài khởi động phong trào tu học Phật Pháp trong giới trẻ , sáng lập hội Phật giáo Trung Mỹ , phiên dịch kinh điễn sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác để truyền bá chánh pháp , cho đến nay Đạo Phật đã đơm bông kết trái ở Mỹ Quốc .

Xem tiếp...

Bịp

Trên chiếc du thuyền nhỏ, trôi bềnh bồng trên biển Ấn Độ dương, gần bờ biển East London của miền nam Phi Châu, ông Lương nằm dài trên boong thuyền tắm nắng, bên cạnh ông , vợ ông, một phụ nữ người bản xứ, nước da ngâm đen xinh đẹp ,đang làm massage cho ông. Ông nằm sấp xuống, mắt lim dim tận hưởng giây phút thư giản, thoải mái của hai bàn tay dịu dàng và điêu luyện của vợ ông đem lại. Thốt nhiên ông cất tiếng nói, một ngôn ngữ lạ mà vợ ông không hiểu gì hết , bà ngơ ngác nhìn ông..

Xem tiếp...

Sợi Dây Chuyền Oan Nghiệt

Đồng hồ vừa chỉ đúng 4 giờ, tôi thu xếp hồ sơ lại bỏ trong ngăn kéo rồi vội vã lái xe thẳng ra phi trường cho kịp chuyến bay đến lúc 5 giờ 30. Tôi hồi hộp xao xuyến suốt một đêm ngủ không đươc. Tôi đã bước qua tuổi bốn mươi, nhưng chưa lập gia đình vì kém ăn, kém nói, không biết săn đón hay tán tỉnh các đồng nghiệp làm chung hãng. Ngày qua ngày, các cô nàng từ từ đi lấy chồng bỏ lại mình tôi vẫn phòng không chiếc bóng. Mẹ tôi sốt ruột vì thằng con trai có nghề nghiệp vững chắc, đẹp trai, có nhà cửa, xe cộ đàng hoàng lại không tìm được vợ. Bà gọi điện thoại sang bảo tôi về Việt Nam, em Hoa sẽ giới thiệu người bạn làm chung một hãng cho tôi. Cô nàng tên là Quỳnh Như, tuổi 30, ít nói, chính chắn, không se sua, đua đòi.

Xem tiếp...

Vô Gia Đình

Số phận của một đứa bé tùy thuộc vào hoàn cảnh và người Mẹ của chúng khi mới được sinh ra đời . Được nâng niu , chăm sóc như búp trên cành, được bồng ẳm, bú mớm như thiên thần bé nhỏ cũng do người Mẹ .Bị bỏ chợ, thả trôi sông, ruồi đậu kiến bu , phải chịu cảnh địa ngục trần gian cũng chính là do người Mẹ tạo ra . Mẹ còn có lương tâm , Mẹ có tình mẫu tử ? khi đã đem con ra đời như thế .

-Thí sinh mang số 9 xin bước ra sân khấu .

Một thanh niên trạc độ 20 tuổi, gương mặt tròn trịa, phúc hậu, hai mắt híp,ánh mắt gợn buồn bước ra đứng trước micro .

Xem tiếp...

Một Lần Đổi Ngôi

Anh à "nhiều ngày nấu riết rồi em không biết nấu món gì, ngồi làm việc mà cứ lục lạo trong cái đầu xem thử tối nay nấu món gì cho mấy cha con ăn. Nghĩ muốn nát óc ra luôn, nấu ra, tụi nhỏ ăn có chút xíu rồi còn cằn nhằn nào là sao món này mẹ nấu hoài, món kia con ăn ớn quá rồi, thấy uổng công lui cui trong bếp, mệt quá rồi!"

Xem tiếp...

Cầu Vồng

Buổi chiều thứ bảy một ngày mùa hè năm chín mươi, có bà khách bất ngờ ghé nhà tôi. Bà là người bà con xa định cư bên Mỹ khá lâu và là lần đầu về nước. Như mọi cuộc thăm viếng khác, chúng tôi hỏi thăm nhau sức khỏe người này người nọ, chuyện làm ăn sinh sống bên này bên kia. Câu chuyện nhạt dần nhưng bà khách vẫn nấn ná khiến tôi hiểu còn điều gì đó chưa được nói ra. Tôi lặng nhìn chút nắng vàng rọi về từ dãy núi Vũng Chua sau nhà đang tan trong tách trà mà bà khách chưa một lần đụng đến. Trong không khí oi ả của buổi chiều hè, chúng tôi lặng đi trong suy nghĩ riêng tư.của mỗi người. Bỗng tiếng cổng sắt hen rỉ của khu nhà tập thể mở ra rít lên ken két. Âm thanh chói tai ấy báo hiệu ngày đã hết khi những người lao động mệt mỏi trở về qua cánh cổng ấy. Bà khách như chợt tỉnh, vội vàng lấy trong túi xách xấp phong thư đã ố vàng rồi nhờ tôi đưa bà tìm người trong thư. Như đoán được ý định khước từ của tôi khi liếc nhìn địa chỉ, bà nghiêm nghị nói đây là việc cấp thiết mà tôi phải giúp bà. Tiễn khách về, buông mình trên ghế tôi cố hình dung địa chỉ của cô gái ở khu kinh tế mới nào đó. Những năm tháng đầy biến động làm thay đổi nhiều làng quê nên chuyến đi này không mấy hy vọng. Hơn nữa, việc này thật khó khăn và phiền phức khi đi với Việt kiều tìm một người không quen biết ở một nơi hẻo lánh. Nhìn dấu bưu cục và địa chỉ người gửi thì thư được gửi từ một trại tỵ nạn mà lẽ ra phải đến từ mười năm trước. Tôi băn khoăn vì sao hôm nay những lá thư lại quay về từ Mỹ thật muộn màng? Biết còn ai mong chờ lá thư này?

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Nhiều Tác Giả
Số bài viết:
9
Ngô Lạp
Số bài viết:
39
Nguyễn Trác Hiếu
Số bài viết:
1
Phạm Thiên Thu
Số bài viết:
9
Đào Thanh Hòa
Số bài viết:
7
Nguyễn Kim Tiến
Số bài viết:
24
Nguyễn Mỹ Nữ
Số bài viết:
15
Khổng Xuân Hiền
Số bài viết:
2
Truyện Ngắn
Số bài viết:
11
Trần Đông Oanh
Số bài viết:
1
Nguyễn Thị Tê Hát
Số bài viết:
6
Nguyễn Sĩ Hạnh
Số bài viết:
2
Đặng Phú Phong
Số bài viết:
6
Nguyễn Thái Bình
Số bài viết:
1
Nguyễn Quang Quân
Số bài viết:
8
Hồ Ngạc Ngữ
Số bài viết:
6
Trần Thảo Nguyên
Số bài viết:
1
Hà Xưa
Số bài viết:
3
Thanh Nguyên
Số bài viết:
2
Kim Huê
Số bài viết:
1
Nguyễn Mạnh An Dân
Số bài viết:
1
Xuân Phong
Số bài viết:
1
Lan Mai
Số bài viết:
4
Nguyễn Tân
Số bài viết:
1
Nguyên Thùy
Số bài viết:
3
Trần Dzạ Lữ
Số bài viết:
1
Trần Mộng Tú
Số bài viết:
1
Sương Nguyễn
Số bài viết:
39
Đinh Tấn Khương
Số bài viết:
8
Nguyễn Trí Minh
Số bài viết:
6
Huỳnh Thị Thùy Hạnh
Số bài viết:
1
Mang Viên Long
Số bài viết:
1
Nguyễn Trí
Số bài viết:
3
Bùi Diệp
Số bài viết:
4