Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200

Bình Định

Chạm Vào Giấc Mơ

Voi da Do Ban thumb
Voi đá Đồ Bàn

Thế là tôi cũng chạm được vào giấc mơ, một giấc mơ huyền hoặc lạ lùng kéo dài bao nhiêu năm kể từ khi biết đọc sách, biết mộng mơ… Giấc mơ hình thành từ những dòng chữ trong sử sách, giấc mơ lung linh trong tâm tưởng suốt một quãng đường đời.

Một buổi chiều tà tháng mười, tôi được nhà văn Ban Mai dẫn về thăm Đồ Bàn- Hoàng Đế. Một địa danh, một mảnh đất đã từng huy hoàng trong quá khứ. Thành Đồ Bàn của vương quốc Champa nổi danh trong lịch sử, thành có niên đại từ 999-1471. Đồ Bàn là niềm kiêu hãnh của người Champa, ngày xưa quân nhà Lý đã từng tấn công Đồ Bàn chém ba vạn thủ cấp. Quân nhà Trần cũng tiếp tục đem quân tấn công. Vua Duệ Tông nhà Trần vì hữu dõng vô mưu mà bỏ mạng tại Đồ Bàn. Duệ Tông là ông vua Việt duy nhất chết ở chiến trường và chết ngoài biên giới quốc gia (Champa thời ấy là một nước độc lập). Khi Tây Sơn nổi lên và phát triển vững mạnh. Nguyễn Nhạc đã chọn Đồ Bàn để làm nơi đóng đô, cho tu bổ sửa sang lại và đổi tên là thành Hoàng Đế. Kế đến Nguyễn Ánh giành lại vương quyền và cho phá hủy thành cũng như tất cả những di sản văn vật có liên quan đến nhà Tây Sơn. Lịch sử tương tàn cứ tiếp diễn mãi không thôi.

Xem tiếp...

Các Trường Trung Học Và Cao Đẳng Ở Tỉnh Bình Định Trong Thời VNCH

Thưa bạn đọc,

Trước kia tôi định viết bài “Các Trường Trung Học Và Cao Đẳng Ở Tỉnh Bình Định Trong Thời VNCH” chừng vài chục trang, để vừa đủ cho một chương sách, chương thứ 7 trong tác phẩm “Giáo Dục Và Khoa Cử” gồm 10 chương. Nhưng sau nhiều lần bổ chính, nhất là đợt bổ chính mới đây, tôi đã đem hết những hình ảnh sinh hoạt của một số Trường Trung Học mà tôi đã từng cất giữ trên dưới 60 năm qua. Vì nếu hôm nay tôi không nhân đề tài này gửi các hình ảnh Trường cũ vào bài, thì mai kia tôi lìa đời, các hình ấy cũng sẽ tan biến. Bởi thế, bài viết có đến 144 hình ảnh, và cũng bổ sung nhiều chi tiết, tăng đến 112 trang đánh máy, nên đề tài này không còn là một chương sách mà trở thành một quyển sách, và nếu layout với khổ sách thông thường 13,5x21 cm, cũng sẽ tăng lên gần 200 trang.

Xin các bạn bấm vô đây để download/đọc bài “Các Trường Trung Học Và Cao Đẳng Ở Tỉnh Bình Định Trong Thời VNCH” (dạng PDF)

Xem tiếp...

Nhà thơ Hữu Loan

Huu_loan_2
 MÀU TÍM HOA SIM

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Xem tiếp...

San Hậu

San_Hau
San Hậu hay Sơn Hậu là tên một vở tuồng (hát bội) cổ khuyết danh của Việt Nam, ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18, sau được Đào Tấn chỉnh lý. Đây được coi là vở tuồng cung đình kinh điển của Việt Nam. Tại Nam Bộ, vở này thường được các đoàn hát bội trình diễn trong Lễ Kỳ yên của các đình làng.

Như chúng ta đều biết, pho tuồng Sơn Hậu từ lâu được xếp hạng “tuồng thầy”, có nghĩa là loại vở mẫu mực về nhiều mặt trong kho tàng kịch mục tuồng xưa, loại di sản văn hóa quý của đất nước. Hình như không một thế hệ diễn viên hát Bội nào không trải qua học nghề bằng loại tác phẩm này mà lại có tài.

Ở pho tuồng Sơn hậu chỉ mượn nước ngoài mỗi cái tên thời đại “Tề triều” (nhà Tề), còn nội dung tuồng, hệ thống hình tượng nhân vật thì đố ai tìm ra trong sử sách Trung Quốc hoặc nước nào khác.

Xem tiếp...

Tháp cổ Bình Sơn & Chùa Vĩnh Khánh

Thanh Binh Son
Tháp cổ Bình Sơn, Vĩnh Phúc

Tháp Bình Sơn (tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then) là một ngôi tháp cổ nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn huyện Lập Thạch (nay là huyện Sông Lô), tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp Bình Sơn cùng với tháp Phổ Minh (chùa Phổ Minh, Nam Định), tháp Bảo Thắng (chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh) và tháp Trúc Lâm Tam Tổ (chùa Yên Tử) là những ngôi tháp cổ đến nay còn khá nguyên vẹn được xây từ thời Lý-Trần (khoảng thế kỷ 13 - 14).
Tháp Bình Sơn là ngọn tháp đất nung cao 16,5m; tháp hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn; cạnh tầng dưới cùng là 4,45 mét; cạnh tầng thứ 11 là 1,55 mét. Ruột tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân tháp lên ngọn; chung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp; trước đây tháp có thể có 13 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng.

Xem tiếp...

Tháp cổ Vĩnh Hưng & Vương Quốc Phù Nam

thap Vinh_hung.1
1-Tháp cổ Vĩnh Hưng

Tháp cổ Vĩnh Hưng (tháp Trà Long, tháp Lục Hiền) nằm trên một gò đất cao 0,5m, thuộc ấp Trung Hưng, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu; cách Tp.Bạc Liêu khoảng 24km; đây là ngôi tháp cổ duy nhất còn lại tại đồng bằng sông Cửu Long.
Tháp được xây dựng với cấu trúc khá đơn giản trên mảnh đất rộng, chân tháp hình chữ nhật, rộng 5,6m, dài 6,9m và cao khoảng 8,2m. Mặt cửa tháp chếch về hướng Tây; phía trong tháp là một phòng có nền hình chữ nhật, tường dầy đứng thẳng, nóc cao uốn thành vòm, với một cửa chính. Trên tháp hoàn toàn không có các phù điêu, không có cửa giả và cũng không thấy nóc.

Xem tiếp...

Tháp cổ Bình Thạnh

Thap_Binh_Thanh.1
1-Tháp cổ Bình Thạnh
Tháp cổ Bình Thạnh là một trong số 2 ngôi tháp cổ còn sót lại ở Tây Ninh; tháp nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; gần cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.

Xem tiếp...

Tháp Yang Prông - thần Vĩ Đại giữa rừng xanh

Yang_Prong.4

Tháp Yang Prông - thần Vĩ Đại giữa rừng xanh (một số ảnh cũ tháp Chăm Yang Prông giữa rừng Tây Nguyên)Tháp Yang Prông (Thần Vĩ Đại) là một ngôi tháp Chăm ở xã Ea Rốk, huyện vùng sâu Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị trấn Ea Súp khoảng 15 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km, nằm gần biên giới Việt-Miên.

Hầu hết các tháp Chăm đều được xây dựng trên đồi và ở hướng Đông không có cây cối cao gần cửa tháp để tháp đón ánh mặt trời; nhưng tháp Yang Prông lại nằm trên vùng đất bằng phẳng; khuất sâu dưới những tán cổ thụ rừng già huyện biên giới Ea Súp; đây cũng chính là ngọn tháp Chăm duy nhất được tìm thấy trên Tây Nguyên.
Theo các tài liệu khảo cổ học, tháp Yang Prông được người Chăm xây dựng từ thế kỷ XIII, dưới thời vua Chế Mân, chồng của công chúa Huyền Trân, tương ứng với triều đại nhà Trần của nước ta.

Xem tiếp...

18 năm sau cuộc chiến

bo-doi-1
Lạng Sơn 18 năm sau cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2-1979
Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn

Rạng sáng 17/2/1979, Bắc Kinh bất ngờ ồ ạt xua 600.000 quân xâm lược biên giới mở màn cho cuộc chiến 30 ngày trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh đại quân khu Quảng Châu được cử làm tổng tư lệnh cuộc chiến tranh, trực tiếp chỉ huy hướng xâm lược Cao Bằng - Lạng Sơn.

Xem tiếp...

Rêu phong lá mái

reu-phong-la-mai

"Tiếng đồn Bình Định tốt nhà"
(ca dao).

Một lần tình cờ nhìn thấy bảng thống kê nhà lá mái trên địa bàn huyện của Phòng Văn hóa – Thông tin Tây Sơn, tôi thật sự ngỡ ngàng, ấn tượng, và mừng! Chỉ riêng ở thị trấn Phú Phong và ba xã: Bình Nghi, Tây Bình, Tây Giang hiện còn tới 94 ngôi nhà lá mái. Con số này cứ nhảy múa lấp loáng trong đầu, thôi thúc tôi tìm về quê hương Tây Sơn tam kiệt. Để được thỏa thích ngắm nhìn, chạm tay lên những dáng nét xưa cũ bền bỉ trường tồn cùng mưa nắng, tháng năm; để hiểu vì sao vùng đất này lại giàu có về di sản nhà lá mái đến vậy...

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Văn Hóa
Số bài viết:
28
Nguyễn Trí Dũng
Số bài viết:
3
Lịch Sử
Số bài viết:
12
Văn Học
Số bài viết:
4