Lạng Sơn 18 năm sau cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2-1979
Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn
Rạng sáng 17/2/1979, Bắc Kinh bất ngờ ồ ạt xua 600.000 quân xâm lược biên giới mở màn cho cuộc chiến 30 ngày trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh đại quân khu Quảng Châu được cử làm tổng tư lệnh cuộc chiến tranh, trực tiếp chỉ huy hướng xâm lược Cao Bằng - Lạng Sơn.
Ở Lạng Sơn, hướng tiến công chính của địch ở CK Hữu Nghị và khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn); ngoài ra Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chắt (CK Bắc Xa, Đình Lập), Chi Ma (Lộc Bình), Ba Sơn (Cao Lộc), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng); Pò Mã, Bình Nghi (Tràng Định)....
Ngày 25-2, quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Thất Khê, Lộc Bình (28-2).
Ngày 17-2 Trung quốc tấn công các khu vực xung quanh thị trấn Đồng Đăng (cách thị xã Lạng Sơn 14km), ngã ba Tam Lung (cách thị xã Lạng Sơn 7km) và các điểm ở cửa khẩu Hữu Nghị,
Ngày 23-2, quân Trung Quốc tăng cường lực lượng mở một đợt tiến công, địch chiếm được khu vực Tân Yên, Đồng Đăng, đến ngày 27-2 chiếm được khu vực Tam Lung.
Chiều tối ngày 2-3, quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Kỳ Lừa, các đơn vị của ta rút về nam sông Kỳ Cùng.
Đến chiều 4-3, trên hướng đông-đông nam quân Trung Quốc chiếm được khu vực nam sông Kỳ Cùng, sân bay Mai Pha và các khu phố trong thị xã Lạng Sơn.
Lạng sơn đổ nát...
Ngày 5-3, giữa lúc các sư đoàn trên mặt trận đang chuẩn bị phản công thì chính quyển Bắc Kinh tuyên bố rút quân.Ngày 6-3 quân Trung Quốc rút về phía bắc sông Kỳ Cùng và tiếp tục rút khỏi Cao Lộc (9-3), Lộc Bình (13-3), Đồng Đăng, Tân Thanh (15-3) về bên kia biên giới. Bộ Quốc phòng ta quyết định cho dừng chiến dịch phản công.
Địch phá sạch; đốt sạch những công trình, nhà cửa .... trên đường rút quân. Trận chiến kéo dài đã hủy diệt nhiều khu vực dọc biên giới Việt Nam, hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng, hoa màu bị tàn phá, một nửa trong số 3,5 triệu dân 6 tỉnh biên giới đã mất nhà cửa, tài sản.
Vì nhiều lý do, cuộc chiến biên giới phía Bắc trong suốt thời gian dài ít được nhắc đến. Nhiều người không biết hoặc không tin từng có một cuộc chiến khốc liệt kéo dài suốt 10 năm.
"Đây là cuộc chiến tranh quy mô lớn, cuộc động binh xâm lược mà không dùng từ nào khác để diễn tả đúng bản chất của nó. Nếu không đề cập đến thì mười lăm, hai mươi năm nữa con cháu lớn lên không hiểu gì về mối quan hệ Việt - Trung giai đoạn này. Để cho thế hệ sau không biết gì hoặc hiểu sai về cuộc chiến là có tội với lịch sử", PGS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng nói.
Bài viết cung cấp một số ảnh các khu vực thuộc tỉnh Lạng Sơn chụp từ năm 1997 - tức 18 năm sau cuộc chiến, hiện các nơi này vẫn chưa khắc phục được hậu quả cuộc chiến.....!
(tư liệu và một số ảnh có copy trên mạng)
Nguyễn Trí Dũng