Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200

Bình Định

Bài Chòi Bình Định

Nguồn: Giai Phẩm TÂY SƠN Xuân Canh Thìn 2000


Các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, đâu đâu cũng biết chơi bài chòi. Nhưng nhiều nhất là ở Bình Ðịnh, có thể nói, đây là cái nôi của trò chơi lý thú này.

Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, khắp miền quê, hội bài chòi được tổ chức trong khoảng thời gian dựng nêu, tức từ 30 tháng chạp đến mồn 7 Tết. Ðôi khi cuộc chơi kéo dài đến rằm tháng giêng âm lịch, tức từ Tết Nguyên đán đến Tết Thượng nguyên.

Xem tiếp...

Thêm một tác phẩm viết về Vua Quang Trung

Đó là tác phẩm Áo vải cờ đào của tác giả Lam Hồng, Nhà xuất bản Văn nghệ TP HCM ấn hành tháng 8 năm 2005. Với gần 200 trang sách, Áo vải cờ đào là bản anh hùng ca ngợi ca vị Hoàng đế Quang Trung vĩ đại.

Hầu hết mọi sự kiện lịch sử to lớn, có khả năng soi sáng phẩm chất anh hùng của Nguyễn Huệ - Quang Trung đều được tác giả quan tâm khai thác. Có thể thấy, tác giả là người am tường lịch sử, say mê lịch sử. Cho nên, lịch sử qua ngòi bút của tác giả hiện ra một cách sáng rõ, sinh động và không kém phần cuốn hút.

Xem tiếp...

Lễ Hội Ngày Xuân

Nguồn: Ðặc san QUANG TRUNG & TÂY SƠN Xuân Canh Thìn 2000

Ở Bình Ðịnh ngoài lễ hội Tế Ông nhằm mồng 10 tháng năm âm lịch và lễ hội Ðổ Giàn vào rằm tháng 7 hàng năm, các lễ hội khác đều được tổ chức trong mùa xuân, nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên đán.

Những ngày cuối năm, 23 và 28 tháng chạp người ta rủ nhau mua sắm ở phiên chợ Tết Gò Chàm, sang ngày mồng 1 và 2 đầu năm dân chúng có lệ xuất hành gặp nhau ở hội tết Chợ Gò, rồi mồng 5 tết hẹn nhau về Phú Phong dự lễ hội Ðống Ða. Sau ngày khai hạ, tại thành Bình Ðịnh có hội Hát Xuân kéo dài hai ngày hai đêm, đến mồng 10 tháng giêng, và mồng 6 tháng 3 có lễ hội Cầu Ngư. Và ngay cả đồng bào Thượng cũng đóng góp mừng xuân với lễ hội Ðâm Trâu được tổ chức hàng năm tại các buôn làng vùng Vĩnh Thạnh (1).

Xem tiếp...

Ca Dao Bình Định (2)

Nguồn: Giai Phẩm TÂY SƠN Xuân Canh Thìn 2000

Bình Ðịnh nổi tiếng không những có anh hùng Quang Trung Ðại đế Nguyễn Huệ bách chiến bách thắng phá tan quân Thanh ở phía Bắc, đánh bại quân Xiêm ở phía Nam, Bình Ðịnh còn là một địa danh nổi tiếng khắp nước Việt nam về võ thuật mà ngay cả đàn bà, con gái vẫn biết côn, quyền qua câu ca dao:

Ai về Bình định mà coi
Con gái Bình Ðịnh cầm roi đi quyền.

Xem tiếp...

Võ Học Bình Định

Nguồn: Giai phẩm Xuân TÂY SƠN Mậu Dần 1998


Mảng vui Hương Thủy, Ngự Bình
Ai vô Bình Ðịnh với mình thì vô
Chẳng lịch bằng đất kinh đô
Nhưng Bình định không đồng khô cỏ cháy
Ba dòng sông chảy
Bảy dãy non cao
Biển Ðông sóng vỗ dạt dào
Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh...

Xem tiếp...

Nhạc Võ Tây Sơn

Nguồn: Ðặc san QUANG TRUNG & TÂY SƠN Xuân Canh Thìn 2000

Tỉnh Bình định là nơi còn giữ được nhiều bộ môn văn hóa đặc thù như: hát bội, bài chòi, võ thuật và Nhạc võ Tây Sơn. Trong phạm vi bài này, người viết xin lạm bàn đến môn Nhạc Võ Tây Sơn.

TỪ VĂN MINH TRỐNG ÐỒNG

Bộ môn văn hóa này, theo dân thoại Bình Ðịnh gọi là "Nhạc Võ Tây Sơn" và theo nhạc pháp gọi là "Song Thủ Ðả Thập Nhị Cổ". Ai cũng biết, sắc thái đặc biệt trong nền văn hóa cổ xưa của người Việt nổi bật hơn cả là việc dùng trống. Những cuộc khai quật đã đem đến cho các nhà khảo cổ cái trống đồng mà đặc trưng hơn cả là "trống đồng Ngọc Lũ" là chứng cớ đặc biệt của nền văn minh Việt.

Xem tiếp...

Thành Cũ Bình Định

Nguồn: Ðặc san QUANG TRUNG - TÂY SƠN, Xuân Bính Tý 1996

Ðây là những hình ảnh, cảnh vật và những điều chính tôi được mắt thấy tai nghe lúc thiếu thời. Vì lúc bấy giờ tôi còn nhỏ (6 đến 12 tuổi) nên rất có nhiều hạn chế, lại nữa hơn 50 năm lặng trôi với thời gian chỉ còn mang máng trong ký ức, việc trình bày có thể có nhiều thiếu sót sai lầm. Tâm ý của tôi chỉ muốn ghi lại để con cháu có thể hình dung được phần nào hình dáng một cổ thành nay đã hóa ra bình địa.


Tháng chín năm 1935, tôi được vào học trường tiểu học công lập (Ecole Primaire Complémentaire Officielle) Bình định. Vì nhà tôi gần chợ Gò Chàm cũ, cách thành Bình định hơn một cây số, nên cha tôi gởi tôi vào ở trọ trong nội thành, gần trường tiểu học.

Xem tiếp...

Làng Nho Bình Định Với Nghề Hát Bội

Nguồn: Giai phẩm TÂY SƠN Xuân Ất Hợi 1995

Hát bội là một bộ môn nghệ thuật trình diễn đã có từ lâu đời, mà cũng từ lâu đời người làm nghề này bị xem là "xướng ca vô loại". Từ đời Lê đã có lệ cấm con em nhà hát xướng đi thi nên Ðào Duy Từ mới bỏ đất Bắc hà vào huyện Hoài nhơn rồi trở thành ông tổ nghề hát tỉnh ta. Người làm nghề này thì được gọi chung một từ là "Lê viên tử đệ = con em vườn Lê", hoặc theo vai họ sắm trên sân khấu mà gọi là "kép, lão" cho đàn ông, "đào, mụ" cho đàn bà. Lắm khi họ không ngần ngại mà gọi bằng thằng bằng con. Nguyễn Khuyến trong một bài thơ dịch đã viết: "Thú vui con hát lực chiều cầm xoang". Nhưng miệt thị độc địa nhất phải kể đến hai bài thơ "Vịnh phường hát Bội" của hai thi sĩ trong Nam sống nửa sau thế kỷ XIX.

Xem tiếp...

Tháp Chàm Bình Ðịnh

Nguồn: Ðặc san CƯỜNG ÐỂ & NŨ TRUNG HỌC QUI NHƠN 1999

Tìm hiểu non sông, cảm thông hồn nước

Giải đất Việt Nam ngày hôm nay, chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, thuở trước thường tiếp nhận nền văn minh nghệ thuật của hai nước Trung Hoa (ở phía Bắc) và Ấn Ðộ (ở phía Tây). Con đường ranh giới có thể để phân biệt hai nền văn minh nghệ thuật đó tràn vào nước ta là dãy Trường Sơn.

Xem tiếp...

Ca Dao Bình Định

Nguồn: Giai phẩm Xuân TÂY SƠN Mậu Dần 1998

Ai về Ðập Ðá quê cha
Gò Găng quê mẹ, Phú Ða quê nàng...

Quê tôi miền Phú Ða giàu thịnh, ngày xưa có trai thanh gái lịch, có sông nước hiến hòa. Chợ Phú Ða đã một thời nổi tiếng vui vẻ nhộn nhịp với những ngày hội lễ Tết tưng bừng: xổ số Cổ Nhơn, hát bội, đánh cờ người và những ngày mùa cấy, gặt lúa, giã gạo, hát hò khó phai mờ trong tâm trí tôi, thuở còn niên thiếu.

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Văn Hóa
Số bài viết:
28
Nguyễn Trí Dũng
Số bài viết:
3
Lịch Sử
Số bài viết:
12
Văn Học
Số bài viết:
4