Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • CD4 1200

CHỦ ĐỀ: Hoi thu 25

Hoi thu 25 10 09 2010 06:43 #67

Mấy hôm nay nằm nhà nghe nhạc tiền chiến đọc chuyện Đông Châu Liệt Quốc muốn chia xẻ mà không biết chia xẻ chỗ nào, ngẫu nhiên thấy lời bình trong chuyện Đông Châu Liệt Quốc đọc có ý vị, dịch ra cho các bạn xem thử, còn chuyện thì đã có trên mạng vnthuquan, URL là vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qt...n343tq83a3q3m3237nvn

Tác giả lỜi bình, mình tìm không ra, hôm nào tìm được mình sẽ đăng lên, nhưng ông này chắc cũng thời xưa ròi, bởi vì lời văn rất cũ kỹ và động chút là đưa thánh hiền ra :-)

Lời bình đặt vào mỗi chương, mình đọc chương nào thì dịch lời bình chương đó, chuyện này mình đọc cũng như đọc chuyện Kim Dung, lật trang nào đọc trang đó, chẳng theo thứ tự, do đó lời bình đầu tiên mình dịch là chương 25.

Trí Tuân Tức giả đồ diệt Quắc
Cùng Bách Lý tư ngưu bái tướng

Gỗ phải mục rồi mới có mọt sinh, ngưỜi ta phải sinh nghi rồi mới bị sàm siểm, ấy là định lý. Thế nhưng tiểu nhân hại người, phương pháp bao la vạn thứ, cứ như Thân Sinh là kẻ nhân từ, không những ai cũng biết, Tấn Hiến công cũng vẫn biết thế. Thân Sinh cẩn tâm hiếu thuận, không hề có điều gì sai suất, một người như vậy, muốn sàm siểm, thật là ngàn lần vạn lần khó khăn. Tấn Hiến Công cũng không hề nghi kỵ, không những không nghi kỵ, mà còn tin tưởng rằng không có gì đáng nghi; như thế mà muốn phế đi, thật không biết dùng lời lẻ gì để nói bây giờ ? Thử xem Ưu Thi, Ly Cơ nghĩ ra được một kế đảo ngược, trước tiên ca tụng Thân Sinh lên đến trời mây, sau đó rồi từ từ làm hư làm hỏng đi, cho người ta dễ nghe lọt vào tai. Tiểu nhân hại người, tự họ có biết bao là phương pháp, người nghe không khỏi rùng cả mình. Quân tử trừ tiểu nhân, trước tiên trừ kẻ đầu đảng, tiểu nhân hại quân tử, cũng trước tiên hại kẻ thanh cao nhất. Trừ kẻ ác ôn nhất, là để chặt bỏ gốc rễ, còn hại kẻ thanh cao nhất, là chọn phương pháp vừa dễ dàng, vừa ít tốn sức lực. Bởi phàm là quân tử, ai cũng tự trọng, và không chịu nổi bị ô nhục, hơi bị chạm vào là tự động bỏ đi, còn sợ là không kịp. Từ xưa đến nay, trong chốn triều đình, nơi quân tử tiểu nhân tiến vào thoái ra, đều là như vậy. Bây giờ, Ưu Thi và Ly Cơ muốn trừ ba công tử đị mà trước tiên nhắm vào Thân Sinh, chính là theo đúng phương pháp đó.

Thái tử làm chủ binh, chưa bàn đến chuyện có nên hay không nên, chỉ nói đến sự thể không thôi, là đã có vô số chuyện bất tiện. Phàm chuyện hành quân, quan trọng là ở thưởng phạt, may mà được thắng, thưởng thêm được gì bây giờ, còn như không thắng, thì làm sao mà phạt, còn thua mà không phạt, là làm mất phép tắc, làm sao mà lập oai với quân đội. Còn muốn phạt thì làm sao mà phạt bây giờ ? Chỉ có vậy thôi, là đã có bao nhiêu thứ không làm được. Còn nói như chuyện sẵn có binh quyền trong tay rồi sẽ sinh ra chuyên chế làm nguy cập triều đình, đó còn là chuyện thứ.

Tấn mạnh hơn Quắc, mất Quắc được Tấn, làm sao mà nói là không nên, nếu chỉ đứng về một phía mà nói, lời của Ngu Công, có phải là không đúng đâu. Nhưng có biết rằng Ngu và Quắc thế tương ỷ vào nhau mà tồn tại, là nhờ vào bốn chữ "hỗ vi cứu viện", bởi, một mình thì không đủ sức, mà chung sức dựa vào nhau thì có thể kháng cự được với Tấn. Quắc chắc chắn phải nhờ vào Ngu mà Ngu cũng phải nhờ vào Quắc; gặp nạn ắt phải viện trợ vào nhau, không có việc gì thì ai giữ nước đó, cứu nhau được mà không thôn tính nhau được, do đó mà mới cùng nhau tồn tại là thế. Còn như với Tấn thì không vậy, Ngu bỏ Quắc thì chắc chắn là chuyện có lợi cho Tấn, có nghĩ đến chuyện Tấn lấy được Quắc rồi, còn có đươ;c lợi gì ở Ngu nữa đâu ? Không được lợi gì mà biên cương gần kề, Tấn có thương gì Ngu dâu nhĩ ? Kẻ trí liệu sự, tám mặt đều nghĩ đến, kẻ ngu thì chỉ nhìn có một mặt, do đó mà thường hay bị kẻ khác lừa gạt. Cái ngu của Ngu công, đã là ngu không biết đến chỗ nào, lại thêm cái tính tham lam, tham ngọc và tham ngựa quý, lẽ nào không lọt vào mưu mô của Tấn cho được ?

Phàm người có tài có chí, ai mà không nghĩ đến chuyện được người ta biết đến dùng đến, đem tài ra thi triển với đời ? Có điều thời vận mà chưa đến, cho dù có xoay sở cách mấy, vẫn cứ khốn khổ cùng quẫn, không sợ mình tức tối bực bội đến chết người. Đến lúc thời vận tới thì, không hay không biết, tự nhiên cơ hội bỗng lại. Cứ xem Bách Lý Hề thì biết, tài không địch lại nổi với mệnh, thật làm cho kẻ có tài trong thiên hạ muốn khóc ngất cả lên. Chí sĩ an bần, đạt nhân tri mệnh, kẻ có học ai cũng biết, có điều đến lúc không biết ra sao rồi, thì cũng khó nói. Bách Lý Hề là một chí sĩ một đạt nhân, không cần phải nói rồi, nhưng đến lúc mấy lần long đong, không nuôi nổi vợ con no ấm, bốn chữ "an bần tri mệnh", tự nhiên cũng giữ không muốn vững. Đến lúc xuất du mà lâu không gặp được cơ duyên, khốn khổ lại càng dễ hiểu. Đến lúc làm tùy tòng đưa dâu qua Tần, xấu hỗ chính mình mà phải trốn đi, xin ăn ở đất người, nuôi trâu nuôi ngựa, khog phải là chuyện quá tệ lắm hay sao ? Tôi nghĩ lúc đó Bách Lý Hề tráng chí chắc cũNg tiêu ma nhĩ ? Có hay đâu, nhân vì làm tùy tòng đưa dâu qua Tần mà lại được Tần Mục công biết đến, đem năm tấm da dê đi chuộc, lập tức cuộc đời lên hương, họa phúc tiềm phục vào nhau, thật làm người ta khó lòng suy trắc.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Đăng Nhập / Đăng Xuất