Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200

Giới thiệu tác phẩm "Tiểu Phượng Hoàng" của Thầy Tôn Thất Ngạc

Trong lúc chuẩn bị chuyển bản mẫu Đặc San CĐ - NTH 2014 đến nhà in, chúng tôi được biết Thầy cựu HT Tôn Thất Ngạc cũng đang chuẩn bị chuyến đến nhà in một tác phẩm đặc biệt mang tính kỷ niệm của ông. Mặc dù chưa được xem qua đầy đủ nội dung của tập kỷ yếu mang tên Tiểu Phượng Hoàng của Thầy, nhưng qua tâm tình với Thầy và được Thầy cho xem một phần tác phẩm, chúng tôi rất vui được biết chúng ta sắp được ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ của một thời trường lớp với Thầy, với bạn qua những chia xẻ từ trái tim của một vị Thầy khả kính của chúng ta cùng sự góp lòng của nhiều thân hữu đặc biệt của Thầy từ Thầy cựu TT Bộ Giáo Dục Nguyễn Văn Trường, các đồng nghiệp của Thầy như các cô cựu HT Nữ Trung Học Vương Thúy Nga, Lê Thị Cúc đến các Thầy Nguyễn Đức Giang từ Đan Mạch, Hà Thúc Hoan từ quê nhà và nhiều học trò cũ của Thầy. Đây là một món quà tinh thần quí của tất cả chúng ta. Chúng tôi xin phép giới thiệu chút tâm tình của một học trò cũ về tác phẩm của Thầy ...

Thưa quí vị,

Khi bất ngờ nhận được điện thoại của tác giả tập sách quí vị đang giữ trong tay, với lời yêu cầu viết lời giới thiệu cho công trình tim óc của ông, lần đầu tiên trong đời, tôi cảm nhận được trọn vẹn ý nghĩa của mấy chữ "chết đứng như Từ Hải". Thật sự đây không phải là điều gì mới lạ đối với tôi. Bằng vào sự thương mến và tin cậy của nhiều thân hữu cầm bút, lúc này lúc khác, chỗ nọ chỗ kia, tôi đã được vinh dự viết hay phát biểu về rất nhiều tác phẩm, của rất nhiều người. Tuy nhiên, lần này là một trường hợp đặc biệt, rất đặc biệt bỡi lẽ người muốn tôi giới thiệu tác phẩm của ông là Thầy tôi: Hiệu Trưởng Trường Trung Học Cường Để Qui Nhơn, Giáo Sư Tôn Thất Ngạc - Đúng ra, nói theo kiểu ngôn ngữ của phim bộ Hồng Kông, tôi phải gọi ông là Sư Tổ bỡi ông là Thầy của rất nhiều Thầy Cô của tôi và mặc dù khi làm Hiệu Trưởng trường Cường Để ông có dạy một số lớp, nhưng thằng bé nhà quê như tôi, năm 1959 mới may mắn vượt qua được nhiều ngàn bạn đồng trang lứa để trở thành một trong hai trăm học sinh đệ Thất Cường Để, tôi chưa đủ trình độ được ngồi vào những lớp cao của trường để được làm học trò của ông.

Xem tiếp...

Tuổi Thơ, Làng Quê Và Hát Bội Bình Định

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều khi chọn đề tựa cho bài viết này. Tôi không biết gì nhiều về hát bội, tôi không thuộc nguyện vẹn được một vở tuồng nào, tôi không phân biệt được điệu hát Nam và hát Khách; thậm chí tôi không biết vì sao ở quê tôi lại gọi bộ môn này là hát bội trong khi lẽ ra hình như phải gọi nó là hát bộ - vừa hát vừa biểu diễn những điệu bộ - Tôi viết về hát bội đơn giản chỉ vì nó có liên quan đến làng quê, đến tuổi thơ của tôi. Tôi viết về hát bội cũng bỡi những ảnh hưởng đạo đức và các mẫu mục xử thế mà các tuồng tích đã tác động sâu xa đến đời sống dân tôi và cuối cùng, có lẽ cũng vì những tình cảm xót xa và sâu kín mà tôi có về người nghệ sĩ hát bội; những nghệ sĩ đích thực và hẩm hiu, tài hoa mà tàn lụn như chính bộ môn nghệ thuật mà họ gắng bó, theo đuổi.

Xem tiếp...

Tết Chợ Gò

Có phải khi đọc đến tựa này bạn đang cau mày khó chịu và lầu bầu tự hỏi: "Cái chợ quái quỉ gì thế? Ở xó xỉnh nào vậy? Có gì lạ để phải mất thì giờ với nó vậy chớ? Mỗ đã đi mòn gót giày khắp năm châu bốn bể rồi, có cái gì lạ mà không biết, có cảnh sắc nào hay đẹp mà không để mắt qua! Chợ hả, đồ bỏ!"

Tôi biết! Tôi biết! Nhưng bình tĩnh giùm tôi chút đi, tết mà, hãy để thân tâm thường an lạc đi và hãy làm ơn nghe tôi nói một chút. Có ông nhà văn viết quyển Ngọn Cỏ Bồng, ông ấy ví von hay lắm. Ông nói đại khái là "rừng thu phong ở Mỹ không nhuốm màu quan san khỉ gì hết" và "nước ở Mỹ, dù là nước mưa, uống trà, dù là trà Ðỗ hữu cũng chát ngắt". Ông nhà văn của chúng ta không có ý kỳ thị gì đâu, tôi cũng vậy, nhưng tôi yêu cái kiểu nhớ nhà nhớ nước này lắm, vì vậy tôi liều mạng mời các bạn về quê tôi chơi một chuyến, cùng tôi đi dạo một cái chợ tết rất lạ, rất nhà quê nhà mùa, nghèo vô cùng, nhỏ vô cùng và vô danh lắm lắm; nhưng trong cái nghèo nàn của nó ẩn tàng một ấm áp tuyệt vời, trong cái nhỏ nhoi là bóng dáng của những to tát, và giữa những vô danh là tất cả những gì sâu đậm, thiêng liêng nhất.

 

Xem tiếp...

Cường Để - Trường Xưa, Báo Cũ

Tết năm 1981, lần đầu tiên trở lại Sài Gòn sau sáu năm trong các trại tập trung, tôi có được tờ phép tạm vắng của công an quận Phú Nhuận để về thăm lại thành phố quê hương Qui Nhơn. Ngôi nhà nhỏ của cha mẹ tôi ở đường Tăng Bạt Hổ không có gì thay đổi nhiều nhưng với riêng tôi, tôi đã mất hai thứ, một vô giá và một vô cùng quí giá: cha tôi và tủ sách gia đình.

Cha tôi qua đời mười tháng trước ngày tôi rời khỏi trại giam. Con người thường bất lực trước cái chết, nhưng bằng vào trái tim, cha tôi đã dạy cho tôi bài học cuối cùng về tình thương yêu. Sáu ngày trước khi cha tôi trút hơi thở cuối cùng, nhà nhận được giấy báo thăm nuôi. Cha tôi đang ở trong tình trạng nguy kịch nên mẹ tôi giấu không muốn cho cha tôi biết, sợ chỉ làm ông đau lòng thêm. Trong lúc gia đình âm thầm chuẩn bị đồ đạc, tình cờ cha tôi biết được và ông đòi đi thăm chúng tôi (tôi có người em kề lòng cùng ở chung trại giam).

Xem tiếp...

Cường Để - Đất Văn Nghệ

Trích từ Đặc San Cường Để 1998

Bài viết sau đây lẽ ra không có trong đặc san này, người viết chưa bao giờ được đứng trên sân khấu Cường Để, dù chỉ để nhép miệng làm cảnh nên nhất định không đủ tài liệu và những hiểu biết cần thiết để bàn về một chuyện rất vui mà cũng rất lớn này. Tuy nhiên, sư huynh cầu thủ họ Lê đã viết một bài rất hay về thể thao Cường Để, lẽ nào hoạt động văn nghệ của chúng ta ngày đó “rôm rả” như vậy mà không được ghi ra để anh chị em chúng ta cùng nhớ lại và cùng vui buồn một chút với nhau hay sao? Viết về văn nghệ Cường Để, nên lắm, khổ một nỗi là không biết mấy anh nhạc sĩ cỡ Xuân Điềm, Bão Tố, Đắc Đăng; mấy anh chị ca sĩ cỡ Việt Hồng, Dương Văn Quả, Tuyết Hoa, Đặng Thị Hiên và nhiều anh chị em ca nhạc sĩ tài từ khác, nghĩa là những người “có thẩm quyền” đâu mất cả rồi. Vì vậy, tôi - một cựu Cường Để chân chỉ hạt bột kiểu Tuấn chàng trai nước Việt của ông Nguyễn Vỹ, không biết văn nghệ văn gừng gì cả - nhưng vì quá yêu mến ngôi trường cũ của mình nên yêu và nhớ luôn những gì thuộc về nó và xin mạn phép được làm kẻ thế thân, bạo gan ghi ra đây một chút văn nghệ Cường Để  trong trí nhớ, coi như một bài viết nháp, một cách gợi hứng để các anh chị em khác sẽ viết tiếp, đầy đủ hơn, linh động hơn về những xôn xao tiếng nhạc, rộn rã lời ca, và những không khí, những khoảng đời thật tươi, thật đẹp của anh chị em chúng ta ngày cũ.

Xem tiếp...

Nói chuyện với Nhà thơ Tô Thùy Yên

LTS: Trong thời cận đại, Tô Thùy Yên có lẽ là một tên tuổi lớn và gần gũi nhất với nhiều người trong chúng ta. Xin hân hạnh giới thiệu phần tâm tình sâu sắc và nhiều ý nghĩa  trong bài phỏng vấn  tác giả “Chiều Trên Phá Tam Giang”, “Ta Về”….Bài phỏng vấn Tô Thùy Yên do anh Nguyễn Mạnh An Dân thực hiện, đăng lần đầu trên tập san Tin Văn của Trung Tâm Văn Bút Nam Hoa Kỳ, số mùa thu năm 2006, xuất bản tại Texas, rồi sau đó đăng lại trên nguyệt san Tân Văn số 10 tháng 5 năm 2008, xuất bản tại California và nhiều báo địa phương khác. Hy vọng mỗi chúng ta tìm thấy trong đó một chút gì rất gần gũi, rất thân quen...

Tô Thùy Yên, tên thật Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định trong một gia đình bình thường, đông em, cha làm chuyên viên phòng thí nghiệm thuộc Viện Pasteur, sau về Bệnh Viện Chợ Rẫy, mẹ nội trợ. Học tiểu học ở Gia Định, trung học ở Sài Gòn (trường Petrus Trương Vĩnh Ký và tư thục Les Lauriers), có ghi danh theo học ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, ban Văn Chương Pháp, một thời gian rồi bỏ dở.  Cuối năm 1993, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ, mấy năm đầu ở Saint Paul, Minnesota, sau dọn về Houston, Texas cho đến nay.

Xem tiếp...

Bạn trẻ, Tôi lại muốn nói với bạn

Bạn trẻ,
Không lâu trước đây, tôi có viết một chút tâm tình gởi bạn trên báo Teamwork Forum và bài viết đã được đón nhận  một cách khá ấm áp. Số báo tiếp sau số bài viết được phổ biến, tòa soạn đã dành trọn hai nơi trang trong nhất - bìa hai và trang một - để đăng tải những chia sẻ khích lệ của độc giả. Đối với một người cầm bút, đây  là một niềm vui to tát và là một vinh dự lớn lao nhưng lòng tôi thực sự không vui. Tôi nói điều này thực lòng vì tôi có một lý do rất cụ thể và rất dễ hiểu: Bài viết muốn nói chuyện với các bạn, và muốn được nghe các bạn nói; thật đáng tiếc những người chia sẻ với tôi không phải là các bạn mà là những phụ huynh, những người giống như tôi, muốn nói chuyện với các bạn và họ cảm kích tôi vì tôi đã nói thay cho họ nhưng gì họ muốn nói.

Xem tiếp...

Bạn trẻ, Tôi muốn nói với bạn

Mẹ giờ già yếu lắm
Con chẳng còn bé thơ
Dẫu với đời ngạo nghễ
Thiếu mẹ cũng bơ vơ.

Bạn trẻ ,
Bạn đã đọc mấy câu thơ nhỏ ở đầu bài viết này chưa ? Có thích không ? Tôi không kết luận những lời thơ  này hay hoặc không hay nhưng tôi tin nó được viết với tất cả xúc động của tác giả và cũng tin nó đã ít nhiều tạo được những xao xuyến trong lòng mỗi chúng ta. Tình cảm dành cho mẹ, cho dẫu có được diễn đạt vụng về đến như thế nào cũng như những tiếng chuông êm ái, những gợi nhắc dịu dàng làm ấm áp lòng người. Bạn có đồng ý với tôi như vậy không ? Bạn trẻ! Nếu phải, xin vui lòng nghe tôi nói và cũng xin vui lòng bằng cái xao xuyến mà ý thơ còn đọng lại trong lòng chúng ta bỏ qua cho tôi những gì tôi sắp nói - được hiểu như những nhận xét ngay thật- mà có thể có nhiều bạn không được hoàn toàn vui lòng.

Xem tiếp...

Sài Gòn, quán café và tuổi lang thang

LTS : Anh Nguyễn Mạnh An Dân học Cường Để khóa 1959-1966. Anh là người thực hiện Đặc san Cường Để 1965 (in typo và phát hành rộng rãi) và là Chủ tịch Ban Chấp Hành Học sinh, niên khóa 1965-1966. Anh Dân là một cây viết quen thuộc trên các văn đàn cũ và  là người đứng mũi chịu sào của  Đặc san CĐ-NTH QN  trong nhiều năm qua. Xin cám ơn anh Dân đã có nhã ý cho trích đăng lại bài này và hi vọng là sẽ  nhận thêm nhiều bài viết mới của anh Dân nữa ...

Anh em nào có ở Đại học xá Minh Mạng những năm 66-67; đã từng lê la ngồi ngắm đất trời ở ngã sáu Chợ Lớn, chỗ cái quán cóc ngay góc đường Minh Mạng - Nguyễn Tri Phương; từng ít nhiều là thân chủ có ký sổ dài hạn với chú Tàu con phì lũ, xin nhận một lời nhắn: “Hồi đổi đời mấy anh tứ tán muôn phương hết, ba bốn cuốn sổ đầy gật những con số em không lấy được đồng nào nhưng em không buồn; nhớ lại những ngày vui cũ mà rầu thúi ruột. Ước gì có được không khí hồi đó, con người hồi đó; mấy anh đi ra đi vào, hớn hở kể chuyện tán đào, rầu rĩ ôm gối thất tình, nồng nhiệt tính chuyện lấp biển dời sông, bàn tán tính đường tránh lính, cái gì cũng ồn ào bộc trực, thoải mái tự nhiên, không màu mè rào đón, không kiểu cách đóng trò gì cả, sống đã thiệt. Vui kiểu đó em bán cà-phê cho mấy anh ký sổ hoài cũng được”.

Xem tiếp...

Đăng Nhập / Đăng Xuất