Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200

Xuân Diệu sống với ca dao, dân ca Bình Định

Chúng ta thường biết đến Xuân Diệu – nhà thơ, chứ ít ai nói đến Xuân Diệu – nhà sưu tầm ca dao. Ông có được hai tập sưu tầm ca dao đã được đưa ra giới thiệu. Như nhà thơ đã tâm sự: "Từ năm 1930, nét chữ viết còn chưa có cá tính, bút sắt chấm mực tím, tôi đã yêu quí ca dao mà tìm chép thành một quyển vở đặc biệt, ban đầu xen lẫn ca dao Nam, Bắc, nhưng dần dần do hoàn cảnh, môi trường mình ở, mà về sau chép toàn ca dao miền Nam Trung bộ, cụ thể hơn nữa: ca dao nghe ở Bình Định". Trong những tập tiểu luận, phê bình của Xuân Diệu, bên cạnh những bài phê bình về thơ, còn có những bài nghiên cứu về ca dao rất xuất sắc. Xuân Diệu đã viết "Sống với ca dao, dân ca Miền Nam Trung bộ". Đó là tấm lòng của nhà thơ hướng về Miền Nam thân yêu, nơi đó có Tuy Phước, Bình Định - quê mẹ của ông.
  

Xem tiếp...

Đọc lại Liêu trai chí dị

Văn học Trung Quốc như một khu rừng rậm với những tác phẩm đồ sộ có giá trị vượt thời gian, trong đó Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh xứng đáng được coi là một "thiên cổ kỳ thư" của Trung Quốc và thế giới. Đây cũng là tác phẩm văn học Trung Quốc tôi thích nhất và đọc đi đọc lại nhiều lần.

 

Xem tiếp...

Những bài viết rất ngắn

Cả quyết

Nghe tin cô bạn thân nằm viện, vợ tôi tức tốc bảo tôi chở đến thăm.
Dựng xe ở bãi, nhìn về khoa nội, tôi nóng ruột đợi chờ.

A, kia rồi! Một chiếc nón đi ra, nhún nhảy bên kia bức tường. Cái dáng đi đặc biệt ấy, tôi còn lạ gì! Tôi quay xe, sẵn sàng nổ máy.

Lát sau, một cái đập vai nhẹ: "Xe thồ ! Về Hoàng Diệu!"

Giật mình, tôi quay lại. Dưới chiếc nón là một khuôn mặt trát đầy phấn son!

 

Xem tiếp...

Gỏi hàu

Một anh bạn thuộc loại đại gia cấp huyện, thỉnh thoảng vẫn gặp tôi, mời mọc: "Hôm nào rảnh xuống chỗ tôi chơi, có nhiều cái hay lắm. Tôi sẽ đãi cậu một món đặc sản độc đáo!" Nhân một chiều cuối tuần, tôi rủ một anh bạn thơ cùng đến thăm anh để tán gẫu chuyện văn nghệ cho vui.

Hồ tôm của anh nằm ở xã Phước Thuận. Những bờ hồ chạy dài, đóng khung trên đồng nước mênh mông và rải rác đâu đây, những chòi canh như chiếc nấm lẻ loi nơi vùng đầm nước. Chúng tôi ngồi chuyện vãn nơi chiếc bàn đặt dưới mái hiên chòi. Buổi chiều nơi vùng đầm thích thật! Xung quanh là sóng nước, những chiếc thuyền đi về, tiếng gọi nhau ơi ới, một vài cánh chim bay liệng đó đây. Tôi nhìn anh bạn – chủ hồ, cười hỏi:

- Cái món đặc sản của anh đâu?

- Yên trí, sắp có rồi!

Xem tiếp...

Nói chuyện với Võ Hồng

Tôi đi Nha Trang vì một việc riêng, nhưng vẫn dặn lòng thế nào cũng phải đến thăm Võ Hồng, một nhà văn mà tôi ngưỡng mộ. Từ lâu, qua báo chí, tôi biết nhà văn ở đường Hồng Bàng, nhưng không biết số nhà cụ thể. Đến Hội Văn Nghệ thăm bạn và nhân tiện hỏi nhà Võ Hồng, bạn cũng quên mất số, nhưng vẽ đường khá rõ. Đến đường Hồng Bàng, tôi dễ dàng tìm ra nhà Võ Hồng. Ở đây, ai cũng biết Võ Hồng. Một bác thợ may chỉ cho tôi nhà số 53 , trước cổng có tấm bảng nhỏ: "Kéo dây gọi Võ Hồng".

Xem tiếp...

Đăng Nhập / Đăng Xuất