Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200

Người ta đã bán những Căn Nhà Nhỏ như thế nào?

Hôm nay thứ Sáu cuối tuần, và cũng là ngày thứ nhì của tháng Chín. Melbourne đã chính thức bước sang Xuân ngày thứ hai. Mà cần gì phải giở lịch để biết là mùa Xuân đã trở về lại trong thành phố. Cứ nhìn những hàng cây nhú đầy những chồi lá nhỏ li ti và xanh ửng lên như ngọc biếc trên cành kia, và cứ nhìn cái nắng tươm mật dìu dịu trong suốt mầu vàng chanh trên phố là biết mùa đông đã cuốn gói ra khỏi những con phố nầy từ lâu rồi.

Tôi đã giã từ cái nắng đổ lửa của xứ nhiệt đới, những quán café thơm phức ở Sàigòn để trở về Melbourne, ngồi trở lại vào cái bàn thường nhật ở tầng thứ 31, cạnh khung kiếng lớn nhìn ra bờ nam của sông Yarra này đúng một tuần lễ. Cái mầu xám chì vô cảm và lạnh lẽo của dòng sông lúc tôi ra đi giờ đã được thay bằng một mầu kim nhũ lóng lánh. Con sông bất chợt thoát xác trở nên linh động và duyên dáng như cô thiếu nữ đang bước vào tuổi dậy thì, hồn nhiên khoe nét thanh xuân của thân thể trong ánh nắng xuân vàng tươm lộng lẫy.

Xem tiếp...

Hoa của mùa Hạ

Claude Monet (1840-1926) một họa sĩ thuôc phái Ấn Tượng của Pháp đã từng vẽ hơn 200 bức họa về hoa Water Lilies, trong đó bức Le bassin aux nymphéas bán được gần 41 triệu bảng Anh -tức là 80 triệu mỹ kim- cách đây 2 năm ở Luân Đôn. Bức tranh này phá kỷ lục của một bức khác cũng trong bộ tranh water lilies trước đó, bức Nymphéa Water Lilies của ông đã từng bán được gần 71 triệu MK trong một lần đấu giá ở New York.

Le Bassin Aux Nymphéas
  

Xem tiếp...

Tháng Mười Hai Trên Những Hàng Cây Xanh

Tháng mười hai. Trong khi hầu hết các nơi ở phía bắc của đường xích đạo đều chìm trong tuyết giá thì ở đây, ở phía nam bán cầu nầy đang là mùa hè. Ở những nơi phía bắc ấy bây giờ chắc chỉ toàn một mầu trắng. Còn ở đây thì đầy mầu xanh. Xanh của lá và cả xanh của trời.

Mùa hè ở Melbourne cây lá xanh tươi. Ngày cũng dài và rộng, hào phóng ánh mặt trời. Tan việc, ta cũng còn ít nhất ba hay bốn tiếng đồng hồ trước khi mặt trời lặn. Cơm tối xong, vẫn có thể ngồi đọc sách ở ngoài vườn. Mùa hè ở đây buổi chiều xuống rất muộn, chín giờ tối vẫn còn những con sáo mỏ vàng thơ thẩn kiếm ăn trên những bãi cỏ xanh.

Xem tiếp...

Âm Thanh và Cuồng Nộ

TuDoSaiGonSàigòn với các mốt thời thượng du nhập từ Mỹ, chen lẫn với áo bà ba và quần lãnh đen. Tấm hình được chụp vào khoảng 72 - 73. Đâu đó? Đây là khoảng đường trước Quốc Hội cũ, bây giờ là Nhà Hát Thành Phố. Hai bên nó là Continental và Caravelle. Đối diện nó, xeo xéo phía bên phải là Givral. Chẳng cần phải dài dòng, hầu chắc là ai cũng biết những nơi nầy, hoặc ít nhất cũng nghe hay biết những cái tên ấy. Đây là con đường của giới thượng lưu Sàigòn, cũng là của phóng viên các hãng thông tấn đến từ khắp nơi trên thế giới. Con đường không dài, một đầu là Vương Cung Thánh Đường, hay còn gọi là Nhà Thờ Đức Bà, đầu kia là sông Sàigòn hay bến Bạch Đằng. Người ta đã gọi con đường này bằng đủ thứ tên: Catinat, Tự Do, Đồng Khởi. Gọi như thế nào thì tùy thời, tùy lúc.


Xem tiếp...

Giải Dương Cầm Chopin lần thứ 16

Năm nay là một năm đặc biệt ở Ba Lan -quê hương Chopin- bởi có hai biến cố lớn: vào tháng Ba người ta tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Chopin, và đầu tháng 10 này là giải Chopin được tổ chức cứ mỗi năm năm – Chopin mất ngày 17 tháng 10. Và lần tranh giải lần thứ 16 rơi vào dịp kỷ niệm 161 năm ngày giỗ của người nhạc sĩ được mệnh danh là Thi Sĩ Của Đàn Dương Cầm này.

Xem tiếp...

Có những sông những phố

Dịch từ "Saigon, soul city" nguyên tác của Graham Reilly

Lời dẫn nhập: Từ thuở nhỏ, tôi đã "lang bạt" từ thành phố này đến thành phố khác dọc miền trung đất hẹp, vùng đất bị ép giữa núi và biển. Nói lang bạt là nói dóc cho vui thôi, bởi bố tôi là lính, mỗi khi bố phải chuyển đơn vị, gia đình lại khăn gói bồng bế đi theo. Và tôi đã qua nhiều sông nhiều phố gần như cùng bằng một cách thế như vậy, từ khi còn được ẵm ngữa, cho đến khi tự biết đi trên đôi chân của mình.

Xem tiếp...

Đời vẫn như sông chảy

Năm 1799, Napoléon làm đảo chánh và tự phong cho mình chức Đệ Nhất Tổng Tài. Năm năm sau đó, cùng với những chiến thắng quân sự trên toàn cõi châu Âu, Napoléon lên ngôi Hoàng Đế.

Trong khoảng thời gian 5 năm ngắn ngủi ấy đã xảy ra những biến cố lịch sử trọng đại: Napoléon đưa quân đánh Phổ, Tilsitt, Austerlitz, Jena, Wagram. Cả đạo quân hùng mạnh của nước Phổ và đồng minh đều thảm bại trong trận Jena. Quân Nga thảm bại trong trận Austerlitz. Trận Wagram đánh dấu thời điểm mà quân đội của đế quốc Áo-Hung sẽ tiêu vong, Áo-Hung sẽ không là một cường quốc quân sự ở Âu Châu nữa.

Xem tiếp...

Ngày Lên Dịu Dàng Nắng

Sáng hôm nay trời Melbourne rất lạnh. Đã 9 giờ mà nhiệt độ vẫn lơ lửng ở 4 độ bách phân. Trời nắng đầy. Một ngày nắng rất hào phóng cho một thành phố mùa đông. Nắng rơi tràn trên khắp các nẻo đường tôi đi.

Và với cái nắng đẹp ấy, lòng tôi nghĩ đến một khúc nhạc.

Ngày Lên Dịu Dàng Nắng  {play}http://cuongde.org/doc/music/articles/NgayLenDiuDangNang.mp3{/play}

Xem tiếp...

Thạch Thảo

L' Adieu – Apollinaire

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Xem tiếp...

Thơ thẩn với một bài thơ

Nàng ơi! tay đêm đương giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tơ êm
Mây nhung pha màu thu trên trời
Sương lam phơi màu thu muôn nơi

Vàng sao nằm yên trên hoa gầy
Tương tư người xưa thôi qua đây

(Tỳ bà - Bích Khê)

Chắc chắn là nhiều người biết bài thơ trên của Bích Khê. Tôi biết bài thơ ấy những năm đang học 11, 12. Hồi ấy tôi sửng sốt nhận ra là thơ không cần phải trầm bổng theo vận trắc bằng réo rắt. Bài Tỳ Bà của Bích Khê chỉ toàn vần bằng. Nó cũng réo rắt. Theo cái nhạc riêng của nó.

Xem tiếp...

Đăng Nhập / Đăng Xuất