Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200

Tết quê xưa

Tôi xa quê đã lâu, ăn Tết quê người đã bao nhiêu cái Tết, nhưng không quên được Tết quê nhà thuở tôi còn thơ.

Mới đầu tháng Chạp, các chợ Gò Chàm, Đập Đá, Cảnh Hàng... đã nhộn nhịp cảnh mua bán những mặt hàng ngày Tết: vải vóc, quần áo, gạo nếp, dụng cụ gia đình... Từ ngày 22 trở đi, chợ còn nhóm đêm nữa. Tôi mừng lắm mỗi khi được mẹ dẫn đi chợ Tết. Thế nào tôi cũng vòi vĩnh mẹ mua cho được, khi thì con gà cồ đất, khi thì anh giã gạo bằng gỗ, cái trống rung bịt giấy bóng... Đem về nhà, tôi chơi với những đồ chơi ấy không chán, tôi thức dậy để gáy con gà cồ đất từ sáng sớm, rồi đi học. Và còn đem khoe với lũ đồng trang lứa trong xóm.

Mấy hôm trước Tết, nhà nào cũng lo trang trí nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên, tham gia tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm. Những cái hàng rào xanh được cắt ngay ngắn. Nhiều nhà trồng trụ đèn trái ấu, cây nêu cao ở trước sân, dán câu đối Tết ở hai trụ ngõ. Các chợ chỉ bán hoa giấy ngũ sắc cắt thủ công, dán vào cọng thép hoặc thanh tre chuốt mảnh tạo thành cành huệ, cành cúc, cành mai... được nhiều người mua, bảo là về chơi cho bền. Nhiều nhà trồng cúc, thược dược, vạn thọ... hoa nở khoe sắc khoe hương như một báo hiệu Xuân sang.

Xem tiếp...

Mẹ ơi đừng đánh con đau

Xưa nay, người ta vẫn bảo Bình Định là cái nôi của hát bội. Thi sĩ "Túi thơ đeo khắp ba kỳ" là Tản Đà, trong một chuyến "xuyên Việt" đã dừng chân ở Bình Định để xem hát tuồng và để lại câu thơ khen

"Tuồng Bình Định, rạp Phú Phong"
Nam Ô nước mắm, tỉnh Đồng chè tầu"

Xem tiếp...

Chõng Tre

Đồ dùng trong nhà nông thôn, gần gũi với giường, phản, võng, còn có cái chõng. Chõng làm bằng tre cho nên thường được gọi là chõng tre.

Cũng có cái chõng khung gỗ nhưng không phổ biến. Chõng tre kích thước nhỏ, gọn (bề rộng vừa bằng đôi vai, bề dài vừa bằng hoặc ngắn hơn chiều cao của người nằm chõng). Chõng không để nằm mà chủ yếu để ngồi chơi, hóng mát, dùng trà, chủ nhân ngồi tiếp ông khách hàng xóm vẫn siêng đến chơi nhà... Chõng tre không trải chiếu, trải vạc thôi. Vạc làm bằng thanh tre cật, bện liên kết lại bằng sợi mây. Dùng lâu, chõng mỗi ngày mỗi láng lên nước. Chõng tre không bỏ gối bông, gối rơm, thớ lỡ muốn nằm thì có sẵn đầu chõng cái gối săng (khúc gỗ đặc) hoặc gối bện mây. Nằm gối săng, gối mây sạch, vì không dính được giọt mồ hôi và nó đồng bộ với cái chõng phơi trần, không trải chiếu.

Xem tiếp...

Tre

Tre được trồng trong các làng mạc, trồng thành bụi tre, rặng tre, bờ tre. Bờ tre bao quanh làng được gọi là lũy tre làng hay rặng tre làng. Cả nước, đi đâu người ta cũng gặp tre, gặp những làng mạc hiền hòa và những lũy tre xanh. Cùng một gia đình, dòng họ với tre, người ta kể có trảy, trúc, tầm vông...

Xem tiếp...

Bộ Phản (gõ)

Bên trong các ngôi nhà cổ, chủ nhà thường trưng diện nhiều đồ gỗ quý giá: án thờ, tràng kỷ, tủ chè ... Và thường không thiếu bộ phản.

Phản là một bộ ván, thường từ 1 đến 2, 3 tấm ván ghép lại, đặt trên một bộ chân phản vững chải, còn gọi là bộ ngựa. Phản là loại tiện nghi đồ gỗ, dùng để nằm, ngồi, như giường, chõng... Mỗi tấm ván thường có gáy từ 15 - 20cm, rộng 0,6m, dài 1,8m. Phản là tên gọi chung của các loại phản, chớ còn có phản gõ, bộ gõ, ngựa gõ (phản làm bằng gỗ gõ - khá phổ biến) phản vuông (có mặt phản hình vuông),  phản giữa, phản chái (do vị trí phản đặt ở trong nhà) ... Người ta cũng hay gọi phản: bộ ván ngựa. Hồi xưa, những đồ gỗ quý thường được chạm trổ, nhưng phản là một trường hợp ngoại lệ, không chạm, tiện, chỉ cần cưa cắt thẳng, bào láng. Ngoại trừ bộ chân đế được tiện hình mũi hài, hình lưỡi ốc sên, cho vừa đẹp vừa vững. Những bộ ván ngựa xoài, mít và gỗ tạp... thường mỏng, đặt trên bộ chân đế thẳng, không tiện.

Xem tiếp...

Kỷ niệm chiều

Chiều xuống rồi trên phế thành Đồ Bàn (sau vua Thái Đức - từ Mậu Tuất, 1778 - đặt tên là thành Hoàng Đế, làm đế kinh của mình). 

Buổi chiều thật bãng lãng; nắng chiều vàng vọt trên khu thành, trên mấy ngọn tháp Chăm. Trên lối cũ hành cung, xà ích đang dắt những chú ngựa thồ về, những thợ thủ công làng dệt Phương Danh, làng đúc đồng Bằng Châu, những bà, những cô buôn bán ở các chợ trên đất thành…đang rảo bước về nhà. Đây cũng là lúc người ta nghe được tiếng còi tàu vào ga Vân Sơn, tiếng còi tàu báo hiệu rời ga, nghe được hồi chuông chiêu mộ ngân nga vọng tới. Chiều nơi đây thường gợi buồn, bắt người ta hay nghĩ suy về cái lẽ thịnh suy, còn mất, thành bại của một non nước, một cơ đồ cũ, một vương triều từng làm nên lịch sử. Cuộc kháng thuế năm 1908 bị đàn áp, nhưng cái âm vang của cuộc nổi dậy vẫn còn. Có chàng thư sinh trường Phủ, chiều nào cũng cố lần theo “tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn"* từ trong thành vọng ra để tìm xem ở đâu trong thành kia là chỗ đồn lính khố xanh của viên quan Tổng đốc Bình Định ? Đâu là chỗ giam nhốt ông Tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo và những đồng chí của ông bị bọn Pháp và Nam triều bắt cầm tù? 

Xem tiếp...

Thiền Trà

LTS: Anh Huỳnh Kim Bửu (sinh năm 1942) quê ở  Nhơn An, An Nhơn, cựu học sinh Cường Để những năm 1960-1963.

Là người con của quê hương Bình Định, nơi có dòng sông Côn hiền hòa, trù phú chảy qua. Lưu vết phù sa của con sông quê đã khắc sâu trong anh biết bao hồi ức thơ mộng, bình yên một thời xa vắng. Đây đó khung cảnh làng quê xưa, những kỷ vật nho nhỏ ngày trước, tầng lớp ký ức giờ đã phôi pha...được anh kịp ghi chép lại; mà nếu không, bụi mờ thời gian, náo nhiệt của phố thị và trí nhớ mỏi mòn sẽ vùi chôn đi mất !

Bằng lối văn dung dị, chơn chất nhiều cảm xúc, các tùy bút & tản văn nơi con sông Côn chảy qua của anh từ lâu đã có vị trí đặc biệt trong tình cảm bạn đọc.

Nhân dịp tập Nơi con sông Côn chảy qua vừa mới xuất bản, anh Huỳnh Kim Bửu có nhã ý giới thiệu để cuongde.org được đăng các tùy bút ở đây. Chúng tôi xin trân trọng lần lượt giới thiệu cùng bạn đọc.

KXH

Xem tiếp...

Đăng Nhập / Đăng Xuất