Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200
  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200

CHỦ ĐỀ: Hoi thu 25

Hoi thu 25 19 02 2012 06:40 #13

Hồi thứ 56

Tiêu phu nhân đăng đài tiếu khách
Phùng Sửu Phụ dị phục hoán quân

(Tiêu phu nhân lên đài xem cưỜi nhạo khách
Phùng Sửu Phụ đổi áo với vua)

Dương Thiệt Chức đàm luận chuyện trừ đạo tặc, quả thật là danh ngôn, kiến thức siêu việt, là chính luận nguyên thủy. Từ xưa, thánh nhân đã dạy muốn bài trừ đạo tặc là phải như thế, bởi người trên làm gương cho kẻ dưới, người trên thích, ghét làm sao, kẻ dưới nhìn vào để mà noi theo mà tránh né. Người trên nói không giữ lời thì kẻ dưỚi sẽ không tin tưởng. Do đó sách Đại học, trị nước có câu: "Sở tàng hồ thân bất thứ nhi năng dụ chư nhân, vị chi hữu dã." (Chính mình còn không được muốn dạy người khác, không có chuyện đó) Không phải chỉ nói chuyện cường đạo không thôi, mọi thứ, chính trị hình phạt, đều lấy người trên hành động làm sao mà theo đó. Lời xưa có nói: "Trị nưỚc ở trong lòng ông vua, không ở trong hình pháp", thật đúng không sai!

Làm sứ thần, chắc chắn là phải có tài rồi, nhưng bề ngoài cũng phải có gì, bởi oai nghi, lời nói đều là những thứ cần thiết cho một sứ thần. Nay lại sai kẻ thì chột kẻ thì trọc đầu kẻ thì cà thọt kẻ thì khòm lưng, oai nghi đã không còn được trang trọng, lại tụ tập vào một nơi, ắt hẳn là một cái cớ cho mọi thứ đa đoan. Do đó chuyện Tề Hạng công đem ra làm trò cười cho bà mẹ, tuy đó là chuyện bất kính, nhưng cũng là do bốn vua nước Tấn, Lỗ, Tào, Vệ chọn sứ thần không tinh tế, cũng phải lãnh một phần trách nhiệm.

Triều đình hội họp đình đám, là chuyện đại sự của một nước, nếu không được kính cẩn sẽ có kẻ thức giả cười nhạo cho, huống hồ gì là chuyện thịnh suy của một nước, sinh tử của con người, do đó mà đoán. Tề Hạng công đãi công khanh của bốn nưỚc, lại lấy đó làm trò đùa, còn để cho phụ nữ cười vào họ, vô lễ quá chừng hỷ! Được trốn thoát ở Hoa Tuyền, khỏi bàn tay của Hàn Quyết nước Tào cũng là may măn. Khanh tướng bốn nước không phải là ít ỏi, chê người ta lùn còn cười nhạo nữa, mua oán lại càng thâm sâu. Trong đó có nước Tấn là nước lớn mạnh nhất, Tề Hạng công đã biết họ oán nộ, không lo tu sữa chuyện sai lầm lúc trước để bù đắp lại, còn ngược lại cậy vào binh lực của mình để cầu thắng, một kẻ không có suy nghĩ gì cả nhĩ! Thoát thân được ở Hoa Tuyền, thật là mười phần may mắn!

Quân thần trên dưới sở dĩ phân biệt được để duy trì không hỗn loạn, chỉ có danh và khí. Danh và khí đã mất, mầm mống tiếm loạn sẽ sinh ra, suy luận từ đó mà ra, họa hoạn không biết bao nhiêu mà nói cũng sẽ từ đó mà ra, vì vậy mà người xưa thưởng kẻ có đức thì dùng tước, thưởng kẻ có công thì dùng lộc, là thâm tâm mưu việc nưỚc của bậc thánh quân hiền thần. Phồn Anh khúc huyện, tuy là một thứ nhỏ, nhưng nếu nói về danh khí thì lại cực kỳ lớn lao, Vu Khê xin, Vệ hầu cho, cả hai đều sai hỷ! So đó mà Khổng Tử cho là chuyện không phải.

Trận đánh ở Án, nước Tấn chưa kịp chuẩn bị gì cả, do đó quân Tề đánh lại, Khước Khắc, Giải DưƠng đều bị trọng thương, có điều quân Tề không cường mạnh bằng quân Tấn, vì vậy mà bại trận nhĩ, Khuyết Khắc lần này may mắn được ông trời giúp. Phùng Sửu Phụ liều chết thay vua, đó là một chuyện khó, nhưng Khuyết Khắc không giết Sửu Phụ, lại là một chuyện còn khó hơn. Bởi Khước Khắc đánh Tề không giống như nưỚc này đánh nưỚc khác, mà là vì đặc biệt muốn rửa hận, đã hầu như bắt đưỢc vua Tê rồi lại bị Sửu Phụ đổi tráo, do đó mà không hoàn thành được ý nguyện, phải đổ hết vào Sửu Phụ thôi. Lại nghĩ đến chuyện người ta là một trung thần mà không giết, vì vậy có thể nói là một kẻ hiền hào vậy. Nhưng Hàn Quyết, hành vi thì lại vô cùng vu khoát, hình như không phải là thể cách bình thường trong lúc lâm trận. Mà Hàn Quyết cũng là một kẻ hiền, làm như vậy ắn hẳn phải có lý do gì đó. Nếu thật sự bắt được Tề hầu thì không biết Khước Khắc sẽ đối xử với ông ta ra làm sao. Nếu vì lý do ông ta là vua nước láng giềng không dám vô lễ thì đem quân đi đánh là thế nào ? Mà không thể vô lễ thì làm sao cho hả giận! Còn nếu vô lễ với ông vua thì Hàn Quyết đối xử như vậy không phải là quá vu khoát sao ? Thời Xuân Thu có nhiều chuyện tương tự như vậy, làm người ta cũng không hiểu ra sao nhĩ.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 04 02 2012 21:42 #14

Hồi thứ 55

Hoa Nguyên đăng sàng kiếp Tử Phản
Lão nhân kết thảo khang Đổ Hồi

(Hoa Nguyên xông vào tận giường bắt ép Tử Phản
Ông già kết cỏ quấn chân Đổ Hồi)

Sở Trang Vương muốn thử Tống, đại phu nước Sở biết bao nhiêu, hà tất phải nhất định sai Thân Vô Úy ? Tuy là mệnh vua, thần phải tuân theo, Vô Úy không dám giữ mình; nhưng đẩy kẻ làm tôi vào chỗ chết, rốt cuộc đó là một chuyện thất đức cho một ông vua. Dân Tống tuy ghét Sở Trang Vương vô lễ, không cho sứ thần là đủ rồi, lại dám đi giết sứ thần, để cho sướng nhất thời mà sau đó khiêu khích một nước láng giềng cường mạnh nổi giận, rồi lo cái họa vong quốc, Hoa Nguyên thật là một kẻ nông nổi.

Sức của Tống cách Sở xa lắc, lại dám chọc cho Sở nổi giận, là ỷ có Tấn cứu nhĩ. Có biết đâu không nhờ được mà còn xém mất cả nước, mới biết, kẻ nhờ vả vào sức người khác, sẽ gặp phải nhiều chuyện vấp ngã. Nước Tống yếu kém, lại bị vây khốn đã lâu phải đổi con cái mà ăn thịt, bẻ xương làm củi, có thể nói là thảm thiết cực kỳ! Vậy mà dân không oán than, nước không nổi loạn, thì quân thần nước Tống bình nhật ắt là trị vì phải có lòng thương dân thật sâu xa. Lòng dân không rời, tất là tuy nguy mà không đến nổi bị diệt vong, làm người trên, có bao giờ nghĩ vậy không ?

Hoa Nguyên một mình đột nhập vào quân Sở, xông vào tận giường bắt Tử Phản, có thể nói là nguy hiểm vô cùng! Nhưng có thể điều tra được tên tuổi của kẻ tả hữu, cho đến người nào canh gác, không những có thể gọi là năng cán, mà trước tiên đã đứng vào một chỗ vững vàng, do đó không làm hư chuyện mà đi đến mức thành công. Mới biết làm chuyện nguy hiểm, phải trước hết có kế hoạch ổn thỏa, bởi mình mà không ổn chắc thì không thể nào mạo hiểm được.

Hai nước dàn quân đối địch, trong lúc nguy cấp như vậy, Hoa Nguyên lại có thể đeo chủy thủ vào tận trong quân, chỗ chủ soái đang ngủ mà không một ai hay biết, tuy đó là do Hoa Nguyên có tài, nhưng quân Sở thật là quá sơ sót làm biếng nhĩ! Nếu như Tấn và Tống chia binh tập kích ban đêm làm sao bảo đảm đưỢc không xảY ra chuyện gì ? Thật Sở có được Tống cũng là chuyện may rủi.

Dùng người sống để hợp táng, vốn không hợp tình hợp lý, sống thì thương yêu, chết thì lại đi giết người ta, thật là mâu thuẫn, con người ta thích thú gì mà lại đi làm thế. Ngụy Quả không chừng thấy vậy, nói thác ra là loạn mệnh để cho người ngoài không ai nói gì. Việc vua việc nhà, phải lấy cái chết là ngừng, không nên lấy chuyện thuận mệnh làm trung hiếu. Ngụy Quả gã Tổ Cơ đi cũng là tự mình làm chuyện thuận theo lý mà an ổn trong lòng nhĩ, mà sau này được báo ân hậu hỷ. Tuy là quân tử làm điều thiện không mong đền đáp, nhưng cũng thấy đạo trời quyết định họa phúc của con người vậy.

Đổ Hồi dũng nhưng không có mưu, làm sao lại để cho làm tướng một mình ? Tần không phái một mưu thần làm phó, chỉ ỷ vào một kẻ dũng phu, làm sao không bại trận được ? Tuy là ông già muốn báo ân cho Ngụy Quả, rốt cuộc không thể không trách Tần bá làm chuyện sai lầm.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 11 11 2011 15:03 #15

Hồi thứ 53

Sở Trang Vương nạp gián phục Trần
Tấn Cảnh Công xuất sư cứu Trịnh

(Sở Trang Vương thu lời can gián trả lại nước Trần
Tấn Cảnh công ra quân cứu nước Trịnh)

Quân tử quý là ở chỗ biết thời cơ; bàn chuyện quốc sự, vua hợp thì ở lại, không hợp thì đi, không thể miễn cưỡng vua được; bởi đó cũng có ngụ ý của cái đạo của bậc minh triết giữ thân. Như Trần Linh công, tính tình và hành vi có phải là biết sửa đổi được đâu ? Huống hồ có hai tên Khổng, Nghi bên cạnh, Tiết Di địa vị không cao, đã không có quyền năng trừ gian diệt nịnh, can gián không nghe, bỏ đi cũng là được. Lại đi miễn cưỡng can gián làm vua nổi giận, đến nổi mất mạng, trung trực có thể xưng được, kiến cơ thì không có đủ.

Làm tôi thần đi thí vua, tội lớn dường nào, nhưng chuyện ở Châu Lâm, lấy nhân tình luân lý mà bàn luận, tội của Trưng Thư có thể giảm được. Mẹ sở dĩ tôn quý, là quý theo cha, mẹ mà dâm loạn, tức là đã vức bỏ đi cha rồi, bỏ đi cha rồi thì không đủ làm mẹ hỷ. Vua tôn quý với cha tôn quý cũng chỉ là một lời nói. Vua mà dâm loạn với vợ của thần, tức là đã mất đi cái lễ của kẻ làm vua trước tiên, mà thành ra kẻ thù của cha; cho dù không có tội gì mà giết cha mình, cái nhục còn chưa đến mức như vậy. Hãy thử đặt mình vào đó nghĩ xem, mắt thấy người khác gian dâm với mẹ mình, chỉ cần một kẻ có chút huyết tính, làm sao mà ngồi cho yên được ? Vua tự bỏ cái đạo làm vua của mình, còn thần thì cứ giết kẻ thù của mình; kẻ vương giả xử chuyện, tất phải có cách, không chỉ dựa vào hai chữ quân thần là đủ, bỏ đi hết mọi thứ luân lý thị phi gì khác. Vì vậy, tuy Trưng Thư bị Sở Trang Vương giết, nhưng Khổng, Nghi hai người ắt vẫn phải trả lời với thượng đế.

Thí vua là Trưng Thư, còn dẫn dụ vua vào đường vô đạo là Khổng Ninh, Nghi Hành Phụ. Hạ Cơ là vợ của đại phu, lại đi thông dâm với quân thần ba người nước Trần, làm sao mà không có tội được ? Sở Trang Vương lại chỉ tru có mỗi Trưng Thư còn Khổng, Nghi lại không hỏi tới, còn đem Hạ Cơ ban cho Liên Doãn, rồi diệt nước Trần; thuần là một chuyện riêng tư, không phải là một nghĩa cử nhĩ. Thân Thúc Thời lấy chuyện "dẫm ruộng đoạt trâu" khuyên, có thể được xem là một kẻ nhân đức.

Trả lại nước Trần tuy là lời can gián của Thân Thúc Thời, nhưng kẻ bình luận rốt cuộc ca tụng Sở Trang Vương, bởi kẻ can gián là tôi thần, kẻ thu lời can gián là vua. Do đó mà nói được, kẻ làm vua tại sao không nghe lời can gián nhĩ ?

Ngũ Tham liệu sự nước Tấn rất đúng, có thể nói là kẻ co tài, nhưng rốt cuộc không bằng Thúc Tôn Ngao, kiến thức lão thành ổn đương, vì vậy, luận chuyện thế sự, không thể lấy thành bại đoán quyết. Còn người ngày nay bàn thế sự, chỉ lấy chuyện thành bại phụ họa, làm người ta cười chết đi được, mà cũng hận chết đi được.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 29 10 2011 16:44 #16

Hồi thứ 52

Công Tử Tống thường quy câu nghịch
Trần Linh công đản phục hý triều

Cái chữ "hý" là làm hư chuyện nhất đời. Trịnh Linh công đối với Tử Tống chẳng có gì cừu khích cũng chẳng có thâm ý gì cả, bất quá là hý lộng cho vui thôi nhĩ. Lãnh lấy cái họa bị thí nghịch, vậy thì hý lộng có gì ích lợi mà làm ? Ngón áp út có linh nghiệm hay không, đấy là một chuyện nhỏ tý teo, nhúng ngón tay vào chén của vua, gây nên thế áp bức vua, biết vua giận dữ mà không nhận tội, khi quân quá mức hỷ, vua giận quá, bỏ chạy cũng là một cách, lại đi mưu đồ thí vua, cái tâm của Tử Tống, có phải có chút nào lễ tôi thần trong đó đâu ? Hạng người đó đúng là chết cũng còn may mắn. Quy Sinh là tôi thần chấp chính, ở trong vị trí có địa vị, biết được mưu đồ Công Tử Tống, phải minh chính tội của gã, lại đã không bắt tội gã, ngược lại vì sợ mà phải theo; không nhẫn tâm với bạn bè, lại đi nhẫn tâm với vua, có thể nói là không hiểu chuyện nặng nhẹ thế nào.

Trần Linh công thân làm vua lại đi la cà với kẻ tà ác, tự đi tìm đường chết. Khổng Ninh, Nghi Hành Phụ tranh nhau một người đàn bà không biết xấu hỗ, lại còn dụ dỗ vua đi theo con đường dâm đãng, cởi quần áo hý lộng trước triều đình, cương kỹ không giữ, làm sao mà không loạn cho được.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 16 10 2011 10:33 #17

Hồi thứ 51

Trách Triệu Thuẩn Đông Hồ trực bút
Tru Đấu Thúc Tuyệt Anh đại hội

Chuyện Triệu Xuyên thí Tấn Linh công, rõ ràng là Triệu Thuẩn có dự mưu, chỉ thấy ông ta ở Thủ Dương chờ tin tức là quá biết. Không cần chờ về nước sau đó, không cần bắt kẻ phản tặc là biết. Tấn Linh công làm ác, toàn là do Đồ Ngạn Giá a dua hùa theo mà ra; Linh công đã chết rồi, đáng ra phải đem lão ta ra mà minh chính tội lỗi rồi giết đi, lời của Triệu Xuyên rất đúng, Triệu Thuẩn vì chuyện thí vua, trong lòng bất an, không dám đem tội lỗi rành rành của Đồ Ngạn Giá ra mà xử. Chỉ ỷ vào tông tộc của mình đang cường thịnh, liệu chừng Đồ Ngạn Giá cũng không làm được gì mình nhĩ, có biết đâu sau này bị họ trả thù, cơ hồ tông tộc không có người nối dõi. Vì vậy mà Khổng Tử nói: "Nhân vô viễn lự, tắc hữu cận ưu". Người ta mà không lo xa thì ắt sẽ có họa gần kề.

Triệu Thuẩn chấp chính nưỚc Tấn, quyền sinh sát cho lấy nằm trong tay; Đông Hồ lại nói thẳng, buộc tội ông ta là thí vua, ghép ông ta vào mấy tội, quả thật là kẻ chép sử có lòng, đủ để cho hậu thế những kẻ dua nịnh làm bậy phải xấu hỗ mà chết. Triệu Thuẩn không bắt tội, không sửa lời, cũng là một kẻ hiền hơn người.

Vương Tôn Mãn thật là một nhân vật tuyệt diệu, vua Sở duyệt binh hỏi chuyện chín cái đỉnh, rõ ràng là khi dễ vua nhà Chu nhu nhược, muốn oai hiếp hăm dọa thiên tử. Vương Tôn Mãn một phen ăn nói, không những lời lẽ nghiêm nghị, chính nghĩa hiên ngang, hay nhất là có chữ "đức" để trên đầu, khiến cho vua Sở phải tự mình xấu hỗ mà lui.

Việt Thúc ỷ mình là thiện xạ, cơ xảo lại có Dưởng Do Cơ bản lĩnh còn cao hơn một bực, Cổ Thi có nói: "Hiếu thắng giả tất ngộ kỳ địch", đúng thay!

Chuyện "cắt giải mũ" là một chuyện con người ai cũng khó mà làm được. Sở Trang VưƠng làm được chuyện đó có thể nói là con người đại độ khoáng đạt. Tôn Thúc Ngao là một kẻ dân dả nhĩ, vậy mà Sở Trang Vương đùng một cái lại cho lên làm lệnh doãn, quả thật là kẻ có mắt, thêm vào đó chuyện "cắt giải mũ", đều là cót cán của một kẻ bá chủ.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 09 10 2011 12:53 #18

Hồi thứ 50

Đông Môn Toại viện lập Tử Úy
Triệu Hoàn Tử đào viên cưỡng gián

(Đông Môn Toại lập Tử Úy lên làm vua
Triệu Hoàn Tử trong vườn hoa ráng can gián vua)

Tử Úy và Thúc Đằng là anh em cùng một mẹ, mà tâm tư hành sự, cách biệt nhau ngàn dặm, mới thấy, lời nói cho rằng con người có thể lấy gia thế bàn luận, là không chính xác.

Sở Vương cũng coi như là một ông vua có tài, mà lúc mới lên ngôi, lại giống như một người không biết một chút gì, mà không biết trong lòng đã có chủ kiến gì không ? Lúc đó nếu không có Tô Tòng can gián, không lẽ suốt đời chung thân chỉ quanh quẩn với chuyện hưởng lạc thôi sao ? Lúc đó cũng còn có Ngụy Giá đó, lại không có một lời gì, làm người ta cũng khó hiểu.

Vui buồn, chuyện thường tình của con người, thích vui mà ghét buồn, đó là lý tự nhiên. Người ta thương xót, đau lòng, la khóc, đấy là chuyện bất nhẫn không nỡ nhìn, dù là một kẻ trời sinh tàn nhẫn, không hề xúc động gì, cũng là quá đáng rồi, lại đi lấy đó làm vui, còn gì là nhân tính nhĩ ?

Tấn Linh công nghe Triệu Thuẫn can gián mà xấu hỗ, lấy tay áo che mặt lại, cũng là người có thể còn nói là biết làm điều thiện, những chuyện xấu xa, đa số là do Đồ Ngạn Giá bang trợ nhĩ ? Triệu Thuẫn làm tôi thần chấp chính, nếu dùng kế lại trừ tà nịnh bên cạnh vua, chắc gì đã không vãn hồi được đại cuộc; lại đi làm chuyện can gián, lấy miệng lưỡi bẻ vua, có thể nói là ngăn dòng nước đang chảy mà không biết nguồn ở đâu vậy, không những vô ích, ngược lại còn rước lấy họa hoạn, tiếc thay!

Giết tôi thần không có tội gì, là không đáng làm vua, nếu dùng thích khách, thì không khác gì đạo tặc nhĩ, lại đi dùng chó, thật cầm thú không bằng, còn gì là nghĩa quân thần ? "Đức" không phân biệt lớn nhỏ, kẻ bị khốn cùng thì hàm ơn sâu, như Triệu Thuẩn với Linh Cơ vậy; bất quá chỉ là một bữa ăn, mà đổi lại ơn cứu mạng, tuy Linh Cơ có phong cách của một người quân tử, nhưng cũng là do thụ ân trong lúc khốn cùng vậy. Cứu Thuẫn xong, không cầu báo ơn bỏ đi, đúng là có cái đạo quân tử ở đó, Tổ Lộc là thích khách chết vì nhân nghĩa, Đề Di Minh là nô bộc chết vì chủ nhân, đều là những cao nhân trọng nghĩa, đáng kính đáng mộ!

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Đăng Nhập / Đăng Xuất