Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • DaiThinhDuong1200
  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200
  • CD4 1200

CHỦ ĐỀ: Hoi thu 25

Hoi thu 25 02 10 2011 16:56 #19

Hồi thứ 48

Thích Tiên Khắc ngũ tướng loạn Tấn
Chiêu Sĩ Hội Gia Dư đãi Tần

(Đâm Tiên Khắc ăm tướng làm loạn nước Tấn
Đem Sĩ Hội về Gia Dư lừa Tần)

Tiên Khắc là khanh tướng của một nước, mà bọn Kỳ Trịnh Phụ lại đi lấy oán thù riêng tư giết đi, có thể nói là kiêu hoạnh quá chừng; không suy nghĩ đến chuyện mệnh khanh bị giết, có phải là mọi chuyện rồi sẽ êm xuôi là xong đâu ? Trước giờ những kẻ kết bè kết đảng lạm quyền, đã có ai chưa bị bêu đầu giữa chợ giữa triều đường, làm trò cười cho thiên hạ đâu.

Triệu Thuẫn muốn tru giết năm người, mà chỉ riêng Kỳ Trịnh Phụ là dùng kế dụ, rất là đích đáng, bởi vì kẻ có binh quyền trong tay, làm loạn rất dễ. Cổ kim kẻ cuồng vọng tự tôn, quá nửa là tiểu nhân được a dua phụ họa, chỉ xem Thái hầu lấy lễ thần tử đối đÃi vua Sở mà làm cho ba nước Trần, Trịnh, Tống đều hư hỏng theo, thật là đáng hận cũng đáng thán!

Triệu Xuyên không tuân theo ước thúc, tự mình ra quân, lại còn tiết lộ quân tình, làm quân Tần biết mà trốn đi, cho dù là minh chính hình phạt còn chưa gọi là gì cả, mà Triệu Thuẫn chỉ quy tội cho Phú Giáp, thuần túy là quá tư lợi, vì vậy mà nưỚc nhà không chấn hưng nổi. Du Câu hai lần mưu kế đều hay ho, lại bị một tên không ra gì như Triệu Xuyên làm hư hỏng, thật là quá hận!

Tần Khang Công không nghi ngờ Sĩ Hội, hứa trả về gia đình thân thuộc, còn lập lời thề, là chỗ hậu đạo quá người thường, không thể nói là ngu xuẫn dễ bị gạt. Khổng Tử nói: "Quan quá tri nhân" (Xem lầm lỗi mà biết kẻ nhân ?), tôi rất chịu kiểu như Tần Khang công.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 21 09 2011 17:32 #20

Hồi thứ 46

Sở Thương Thần cung trung thí phụ
Tần Mục công Hy Cốc phong thi

(Thương Thần nước Sở thí cha trong cung cấm
Tần Mục công làm lễ tạ vong linh ở Hy Cốc)

Tấn Tương công vừa mới tức vị, hai trận Hy, Hoắc dùng đúng người, thưởng đúng cách, là đã hình thành cuộc diện kế thừa ngôi bá chủ. Dương Xứ Phụ sợ Sở không dám tiến quân, lại không thiết kế để gặp quân địch, tương trì lâu ngày lấy cớ để lui quân, thật tình vô dụng quá chừng! Huống hồ là xuất binh vì lý do Hứa, Thái, bây giờ đã không chế ngự được Sở, tức là không chế ngự được Hứa, Thái, hao tổn binh phí mà chẳng có tý công lao gì, Dương Xứ Phụ là kẻ có tội hỷ. Còn như Đấu Bột, vốn là đi cứu hai nước Hứa, Thái, bây giờ quân Tấn chưa đánh đã thoái, hai nước chưa bị hao tổn gì, cho dù là chưa giao chiến, cũng có thể xem là có công, Sở Thành vương lại bắt Đấu Bột tự sát, hai người có công có tội tương phản với nhau mà vua hai nước cũng thưởng phạt ngược đạo lý, tại sao Dương Xứ Phụ lại may mắn mà Đấu Bột lại bất hạnh đến thế nhĩ ?

Sở Thành vương đã biết sớm Thương Thần không làm vua được, không lập làm thái tử là được rồi; lập lên rồi lại muốn đoạt đi để cho con thứ, là tự lãnh lấy họa hoạn, cho dù Thương Thần không đến nổi thí cha thì tương lai cũng chắc chắn anh em tương tàn, gây cái họa cho nước nhà sau này. Đấu Bột lúc trước đã nói mà không nghe, bây giờ họa đổ xuống đầu hối hận cũng quá muộn hỷ!

Thương Thần chắc chắn là kẻ nhẫn tâm vô đạo rồi, mà Phàn Sùng cũng là một kẻ bất nhân, có ai mà làm thầy lại dạy cho học trò đi thí cha mình ? Đã thế còn tự mình ra tay bức cha mình chết, lại còn thôi thúc không cho trì hoãn thì giờ, hạng người đó không biết gan phổi làm bằng thứ gì ?

Lang Đàm bị giáng chức vì tội không có dũng cảm, xông pha cảm tử trận tiền còn có thể được đi, lại cứ muốn cầu chết, là nghĩ gì bây giờ ? Liệt quốc có những người như thế, tôi thật không tán đồng.

Mạnh Minh mấy lần bị thua nước Tấn, mà cuối cùng cũng phục tùng được nưỚc Tấn để làm bá chủ Tây Nhung, hoàn toàn là nhờ tu bổ tăng cường chính trị nưỚc nhà, không phải là vì chuyện đốt thuyền không có đường về mà phải chiến đấu tới cùng. Độc giả phải lưu ý đừng để người xưa gạt.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 11 09 2011 13:47 #21

Hồi thứ 45

Tấn Tương công mặc thôi bại Tần
Tiên nguyên soái miễn trụ tuẫn Địch

(Tấn Tương công mang tang đánh bại quân Tần
Tiên nguyên soái vức mũ sắt tuẫn tiết trong quân Địch)

Tiên Chẩn liệu địch như thần, bày mưu tính kế không sai mảy may, xuất kỳ chế thắng, không hư công sức, có thể gọi là có tài đại tướng. Chỉ tiếc vì thiếu học vấn, khí chất còn chưa đủ văn hóa, như tức giận Lang Đàm không có năng cán bèn không cho làm xung phong, như mất ba viên tướng của địch bèn nhổ vào mặt vua, là vậy. Nếu có chút học vấn tu tĩnh thì sẽ không đến thế.

Đường đi hiểm yếu, là chỗ đại kỵ của quân binh di chuyển, Hy, Hàm địa thế hiểm trở, thuộc nước Tấn, Mạnh Minh lúc đi qua không lẽ không nghĩ ra phải có kế gì trước sao ? Ỷ mình kiêu dũng tiến qua không cẩn chận chút nào, khi dễ nưỚc Tần không có người hỷ. Binh pháp nói: "Binh kiêu giả bại, khi địch giả vong", lại nói: "Bất tri địa lợi, bất khả dĩ hành quân", tin thay!

Quân lỰc của Tấn tuy hùng mạnh, nhưng Tần cũng không gọi là yếu, huống hồ bọn Mạnh Minh không phải là không dũng cảm, như hạng Đắc Man Tử vậy, nếu chỉ dựa vào sức mạnh, Tấn làm sao mà toàn thắng được như vậy ? Chỉ vì gặp phải một chỗ hiểm trở như thế, cho dù là có dũng cảm cách mấy, cũng không có chỗ nào để thi triển, do đó, hành quân phải trước hết là có địa lợi.

Tần Mục công bội ước, khinh nước có tang hai chuyện, chắc chắn là không phải rồi, nhưng cái công bình định nước Tấn và đem vua vào không phải là nhỏ. Tấn đánh bại quân Tần ở Hy, đủ để làm nổi oai danh của nước mình, mà không giết ba đại tướng của Tần cũng là để báo cái ân năm xựa Tương Công thả ba tướng tuy là do Văn Doanh xin, nhưng bọn Loan, Triệu ở đó, có phải là không biết đâu ? Không ai cản trở cũng không chừng là vì cái ý đó. Tiên Chẩn chỉ lo tính chuyện lợi hại, do đó mà nổi giận nhổ vào mặt vua.

Tiên Chẩn vì thịnh nộ mà nhổ vào mặt vua, chắc chắn là chuyện vô lễ rồi, tự hối lỗi, xin giáng chức cũng còn gọi là được đi, vua xét mình trung can không bắt tội, là ơn vua hậu hỷ, từ nay về sau tận trung báo quốc, hối tội hàng tâm, để báo lại ơn vua, cũng có thể nói là không mất đi cái hiền của một kẻ sĩ. Lại đi lấy cái chết ở Địch để tuẩn tiết, thật là quá vộ vị hỷ! Chỉ vì học vấn không đủ, để dẫn đến cái chết không đúng với đạo lý, chết rồi mà không đủ để thành danh, thật là đáng tiếc!

Lang Đàm bị giáng chức, không nghe lời Tiên Bá làm loạn để tiết cái phẫn nộ, là dùng đạo nghĩa để phán đoán, đúng theo đường lối của một dũng sĩ hiểu biết đạo lý.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 25 08 2011 22:30 #22

Hồi thứ 39 (tiếp theo)

Chỉ xem nhân tài nước Tấn nhiều như vậy là biết chắc, có một kẻ bá chủ trong đó, tài tể tướng cũng có mà tài đại tưỚng cũng có, mưu sĩ cũng có mà lực sĩ cũng có, đại tướng cũng có mà tùy tướng cũng có. Bốn bá chủ thời Xuân Thu, không ai là không có nhân tài mà thành bá chủ, nhưng Tấn Văn công đặc biệt là nhiều hơn cả, như Tống Tương công chỉ có mỗi công tử Mục Di, và Công Tôn Cố mà lại không biết dùng, là biết Tống không thể nào thành bá được, thật tình không thể xem là một bá chủ.

Chuyện Tào, Vệ và Tấn Văn công, bởi vì thất lễ đắc tội với người ta trước, sau này ông ta phục quốc rồi, lại không chịu mau mau tu sửa sính lễ thỉnh tội cầu hòa, để bớt đi chút nào tai nạn chăng. Mãi đến lúc bị đánh rồi mới xin cầu hòa, như Vệ Thành công, thật là quá muộn hỷ, lại còn có kẻ không chịu độ lượng sức mình, đuổi hiền thần đi dùng kế gian trá như Tào Cộng công, nước mất thân nhục, không phải là chuyện dĩ nhiên sao ?

Ỷ công lao thành kiêu căng là chứng bệnh thông thường của những kẻ vũ sĩ, thời loạn không chừng may mắn không sao, nếu gặp ông vua quyết đoán, ít có kẻ nào thoát khỏi bị trừng trị. Như Tấn Văn công trừng phạt Ngụy Thù và Điên Thiệt vậy. Lập công để cầu vinh, lại đi tự hại mình, bỏ mất công trưỚc, chịu hình phạt tội sau, vui vẻ gì mà phải kiêu căng ?

Ngụy Thù, Điên Thiệt bởi vì thưởng công bị đứng phía sau, ôm trong lòng nỗi hậm hực, bởi vì tức công lao mình không được thưởng xứng đáng. Hy Phụ La lúc Tấn Văn công còn bị khốn đốn, đã cho ăn cho tiền, không thể nói là không có ơn, không có lễ, tại sao lại đi nhắm vào đó mà phá ? Huống gì chuyện giúp đở lúc đó Ngụy Thù cũng đã từng nhận chung, mang ơn ngườ ta mà lấy oán trả ơn, ân oán không phân minh, thiện ác không phân biệt, trong đầu chẳng có chút gì là hiểu biết, giết đi cũng không đáng tiếc.

Chuyện Tấn Văn công chém Điên Thiệt giáng cấp Ngụy Thù, là đã hiển lộ khí tượng của một kẻ bá chủ, không lấy chuyện ơn riêng mà bỏ đi phép nước, do đó mà mệnh lệnh phát ra lập tức được thi hành. Huống gì phép nước mà hai người phạm phải, không phải là chuyện ân oán riêng tư gì của mình, không xử phạt không đủ để lập cái nhân, xử phạt thì mất đi cái nghĩa. Lấy thủ phạm , tòng phạm mà chia ra chuyện chém đầu, giáng chức, cũng là vẹn nhân nghĩa hai bên, làm bá chủ cũng xứng đáng hỷ.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 21 08 2011 22:05 #23

Hồi thứ 39

Liễu Hạ Huệ thụ từ khước địch
Tấn Văn công phạt Vệ phá Tào

(Liễu Hạ Huệ chỉ kế thoái quân địch
Tấn Văn công đánh Vệ chiếm nước Tào)

Tề Hiếu công kế vị mười năm, không hề có chính sách gì tốt đẹp, nào phải là một ông vua hiền đâu ? Tề Hoàn công năm xưa phải nhất định phế trưởng lập thứ, thật cũng buồn cười!

Lời nói làm lui quân của Triển Hỷ, tuy là bắt đầu từ mạng lệnh của tiên vương, nhưng chắc gì đã làm nhụt ý Tề Hiếu công, chỗ đắc lực là nói, mong ông ta theo gương của Tề Hoàn công nhĩ. Bởi ông ta muốn nối bá nghiệp, bây giờ lấy chuyện bá chủ lúc xưa dụ ông ta, lại lấy chuyện bá chủ bây giờ hứa ông ta, tự nhiên là ông ta thỏa lòng mà lui quân thôi. Nhìn thấu tâm sự của kẻ địch, mọi chuyện tự nhiên là có hiệu nghiệm.

Hiền tài không có đất dụng võ, do ở chỗ không cầu người ta biết mình, cho dù có người biết, lại không đủ sức để tiến dẫn. Chuyện Tôn Thần với Liễu Hạ Huệ, Tôn Thần biết ông ta là một kẻ hiền, nhưng không có sức tiến cử được; bình nhật bỏ đi không dùng, đến lúc có chuyện thì đi cầu người ta, chuyện xong lại bỏ đi không dùng tiếp. Không nói chuyện tham quyền cố vị ngăn trở hiền tài, thánh nhân cực kỳ nghiêm trị, cho dù chỉ lấy chuyện vong ân phụ nghĩa mà nói, cũng là đáng cho người đời phỉ nhổ.

Tử Văn ở nước Sở, có thể nói là một tướng quốc hiền năng, chỉ vì xem trật một Tử Ngọc mà có điều xấu hỗ đã làm hư chuyện quốc gia đại sự, có thể nói là đáng tiếc. Bởi muốn biết một người phải có đường lối, chính nó đã là chuyện khó khăn. Nhưng Ngụy Gia là một đứa con nít, ngược lại nhìn thấy rõ ràng minh bạch, nhìn tới nơi, nhận tới chỗ, không lẽ tài năng của Tử Văn lại không bằng Ngụy Gia sao ? Đại khái, Tử Ngọc không xứng tài làm tướng, vốn không phải là chuyện khó khăn gì mà không biết, Tử Văn chỉ vì đặc biệt ưu ái mà bị mù quáng, do đó sơ hốt không xem xét cẩn thận, kẻ làm tướng, chuyện chinh phạt chiến trận, mà Triệu Thôi cử Khước Nghị thì nói: "Mở miệng ra là lễ nhạc mà học hành là thi thư, gọi là đức nghĩa, gọi là thương dân", kiến thức nghị luận như vậy có phải là đem bàn được với một kẻ thô thiển ? Mới thấy là kẻ chuyên môn nói chuyện chiến trận chinh phạt, bất quá là tài năng của một viên tùy tướng, phải như một con người như Khước Nghị, mới có thể đảm đương được trách nhiệm của một viên đại tướng hỷ.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 06 08 2011 15:09 #24

Chương thứ 38

Chu Tương Vương tỵ loạn cư Trịnh
Tấn Văn công thủ tín hàng Nguyên

(Chu Tương Vương tỵ loan đi ở nước Trịnh
Tấn Văn công thủ tín hàng được nước Nguyên)

Thúc Đái không ra một người em, không ra một kẻ tôi thần, mạo mạn luân thường, so với người thường không giống nhau, cho dù tuyên bố tội và giết đi, không thể gọi là sai lầm, huống hồ là hắn còn đi kêu quân Nhung về làm loạn nước Chu, quá có tội đi nhĩ. Tương Vương lại đi trì hoãn không chịu làm gì để đến nổi bị cái họa quân Hoắc, xém mà mất mạng. Ngạn có câu: "Đương đoán bất đoán phản thụ kỳ loạn" là vậy hỷ.

Đồi Thúc, Đào Tử vốn là kẻ vô tội, chỉ vì thức kiến không được minh bạch do đó mà bị rơi vào cái thế đại nghịch. Bởi mượn binh nước ngoài đều là lệnh của vua, mà Ngụy Hậu tư thông với Thúc Đái làm sao dự liệu được ? Nước Hoắc đã ra quân, lấy lời lẽ chính đáng trách họ, rồi mưỢn chư hầu để cự lại họ chắc gì đã có hại cho mình. Nhưng cứ nghĩ đến chuyện tỵ họa, đi đồng mưu với Thúc Đái, nói bậy để xúi Hoắc, còn trợ giúp cho nghịch đảng, lại tự mình đi đánh thành của vua, tội thật không tha chết được hỷ! Không chịu suy nghĩ công đạo là ở người ta, làm sao ăn nói được với thiên hạ chư hầu ? Chỉ sai có một suy nghĩ mà thân bại danh liệt, đáng sợ lắm thay!

Nước Trịnh kháng mệnh cầm giữ sứ thần, Tương Vương tức giận bèn đi đánh họ, không phải là chuyện gì sai trái, có điều không nên mượn binh nước Hoắc nhĩ! Gần bên đất đai của vương chỉ có Trần, Vệ và Trịnh, Trần, Vệ yếu mà Trịnh cường, thiên tử bị trục xuất, ngoài Trịnh còn nưỚc nào bây giờ ? Nhưng bị nạn chỗ nào khác còn không sao, lại vì nạn do nước Hoắc mà lại, cho dù nước Trịnh có vui vẻ nghinh đón, rốt cuộc cũng không khỏi mắc cỡ. Lúc thịnh nộ, thì làm này làm nọ người ta, cũng nên biết sau này phải nhờ người ta, mà cẩn thận không để sau này phải mắc cỡ vì vậy.

Muốn làm bá chủ thì phải tôn vưƠng, đấy là yếu quyết số một, nưỚc Tấn dạo sau này thay đổi vua liên tiếp, chính đang cần phải dương đại nghĩa để lấy tiếng. Tấn Văn công mới được nước, đúng lúc gặp được cơ hội tốt như thế này, Chu TưƠng Vương bất hạnh, là cái may lớn cho Tấn nhĩ! Phân chia tôn ti trật tự, danh khí là chuyện quan trọng, Tấn Văn công ỷ công đòi khí lễ, không phải là chuyện một kẻ hiền thần nên làm, không lẽ chưa đi hỏi với bọn Hồ, Triệu các bậc hiền thần hay sao ? Đến khi bị Tương Vương trách cứ cho một trận, xấu hỗ không biết chỗ nào mà chạy trốn, và cũng nhục nhã không sao nói được ? Tề Hoàn công và Tấn văn công đều là kẻ có công của nhà Chu; Tề Hoàn công thì mỗi có mạng vua là hạ bái và không dám nhận, còn Tấn Văn công thì nhờ có công bèn xin xỏ lễ khí, chỉ mỗi chuyện đó đã biết ai hơn ai nhĩ. Huống hồ đấy là đại lễ, không thể nào đem ban cho người khác được, mà trong đất đai nhà vua cũng không có thứ gì có thể làm vật ban thí; Tương Vương ban cho mà Tấn văn lại nhận, thật quá thất lễ nhĩ! Rồi lại nhân vì dân ở đó không phục đi vây thành, Tấn Văn công làm chuyện thiếu lễ mạo rõ ràng quá hỷ! Lời của Thương Hạt thật chí lý, Tấn Văn công nghe đó, không biết có cảm thấy xấu hỗ hay không ?

Thủ tín để hàng nước Nguyên, chỉ là một xảo kế, chẳng thấy có tín nghĨ gì trong đó; Tấn Văn có ý muốn lấy đất Nguyên, mà đem cái danh tín nghĩa ra để dụ họ, rồi nhờ đó mà lấy đất Nguyên, chính là chuyện bá chủ dùng lực mà giả nhân, một quyền thuật của kẻ bá chủ.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Đăng Nhập / Đăng Xuất