LTS : Ngô Lạp trong những tháng ngày về làm rẫy tại sông Mao, chợ Lầu, Phan Rí.
Đêm ngày đều ở trên rẫy, làm bạn với gió núi, mưa ngàn . . . . . . .
Tôi quì xuống ôm mặt trời nóng bỏng,
Khóc miên man vì sợ bóng chiều rơi.
Bãi lầy sâu nhe vuốt bén gọi mời,
Chân sa mạc của đời tôi hơ hỏng.
Rồi đêm xuống với dòng sông lồng lộng,
Núi đồi xa rền rỉ tiếng bi thương.
Và than ôi ! Gió lạ giữa đêm trường,
Đâu chỗ nghỉ trên bước đường viễn mộng .
Đêm ve vuốt của dòng xanh thơ mộng,
Chảy tràn lan chìm lủng thấp non cao.
Chim ngừng hơi và én nọ thôi chào,
Cho rơi rớt bên tôi dòng lệ nóng.
Mây chóp núi trải dài cơn biến động,
Lá hồ đâu đùa lớp lớp đêm nay.
Bỡi trăm sầu tôi đã chứa trong tay,
Đầy mật đắng để làm say gió ngọt.
Cây rũ rượi ôm nỗi niềm héo mõn,
Rễ bò lan nài nỉ giọt sương đêm,
Suối tình tang từng tiếng gọi êm đềm,
Hay cung điệu của Nàng Đêm lẻ mọn.
Hay cung điệu của hồn tôi lẻ mọn.
Sống yên lành tôi chọn kiếp nông phu.
Tháng ngày qua tôi vẫn kiếm xa mù,
Hình bóng của những ngày thu…thấm thoát.
chợ Lầu -Phan Rí -08/08/1975
Ngô Lạp
Số lần đọc: 4255
Chuyến tàu nhanh
Có nhiều bạn cùng thời với lớp chúng ta – vào cái năm 1975 – đã không kịp bước lên ” chuyến tàu nhanh ” để đến bến bờ mới lạ , đành chịu để đời mình tạm ở bến đục trần gian … Bạn mình, Ngô Lạp có lẻ đã trải đời hắt hiu trên một vùng rẫy khô cằn, và cam chịu đè nén đến tận cùng :
[i]” hay cung điệu của hồn tôi lẻ mọn,
Sống yên lành tôi chọn kiếp nông phu “[/i]
Trong những quãng sống nhọc nhằn với nghề làm rấy, Ngô Lạp đã ứa lên những dòng thơ khốc liệt giữa thiên nhiên hoang dã, với đôi tay cày cuốc bầm dập
[i]Bỡi trăm sầu tôi đã chưa trong tay
Đầy mật đắng để làm say gió ngọt[/i]
Trong những người bạn chúng ta ngồi đây, cũng đã có rất nhiều bạn quạnh quẽ trên nương rẫy, để hàng đêm nhìn về những vầng sáng nơi phố thị, thấy lòng mình quặn thắt biết bao !!
[i]Rồi đêm xuống với dòng sông lồng lộng,
Núi đồi xa rền rỉ tiếng bi thương.[/i]
…. và rồi lại luôn có những ” chuyến tàu nhanh ” ghé vào bến đỗ cuộc sống , chúng ta – những người đã ngũ niên vốn đã chậm chạp- lại để vuột mất , ở lại trên sân ga cũ chép miệng : ..” ngũ thập tri thiên mệnh “
Lạp làm thơ hay! Lời bàn của Mẫn cũng hay không kém . Mình cũng nhọc nhằn với rẫy rừng nhưng không ứa được dòng thơ nào đề rồi không thể tự an ủi: nhờ khổ mà thơ ta hay!
Cảm ơn Lạp & Mẫn!
re: Chuyến tàu nhanh
[quote=Nguyễn Trí Mẫn]Có nhiều bạn cùng thời với lớp chúng ta – vào cái năm 1975 – đã không kịp bước lên " chuyến tàu nhanh " để đến bến bờ mới lạ , đành chịu để đời mình tạm ở bến đục trần gian … Bạn mình, Ngô Lạp có lẻ đã trải đời hắt hiu trên một vùng rẫy khô cằn, và cam chịu đè nén đến tận cùng :
[i]" hay cung điệu của hồn tôi lẻ mọn,
Sống yên lành tôi chọn kiếp nông phu "[/i]
Trong những quãng sống nhọc nhằn với nghề làm rấy, Ngô Lạp đã ứa lên những dòng thơ khốc liệt giữa thiên nhiên hoang dã, với đôi tay cày cuốc bầm dập
[i]Bỡi trăm sầu tôi đã chưa trong tay
Đầy mật đắng để làm say gió ngọt[/i]
Trong những người bạn chúng ta ngồi đây, cũng đã có rất nhiều bạn quạnh quẽ trên nương rẫy, để hàng đêm nhìn về những vầng sáng nơi phố thị, thấy lòng mình quặn thắt biết bao !!
[i]Rồi đêm xuống với dòng sông lồng lộng,
Núi đồi xa rền rỉ tiếng bi thương.[/i]
…. và rồi lại luôn có những " chuyến tàu nhanh " ghé vào bến đỗ cuộc sống , chúng ta – những người đã ngũ niên vốn đã chậm chạp- lại để vuột mất , ở lại trên sân ga cũ chép miệng : .." ngũ thập tri thiên mệnh "[/quote]
Theo comment của ông bạn này, thì hình như bạn “hơi quá tự tin” khi chép miệng ” [i]ngũ thập tri thiên mệnh[/i] Ông bạn chắc cũng vào quãng 50 rồi- những có vẻ miễn cưỡng, không tâm phục lắm khi thốt ra câu trên ?? Tuy nhiên, tôi cũng là dân Quy Nhơn, tuy không làm rẫy, nhưng công việc cũng ở vùng heo hút núi rừng, đúng là những đêm nhìn xuống Quy Nhơn, thây sáng rực ánh đèn, lòng mình cũng bùi ngùi .. .
Tui thì làm rẫy thật xa, chỉ có đèn dầu mà không dám đốt, sợ hết dầu, đốt toàn củi rừng để lấy ánh sáng. Cũng vì vậy nên mới nhận biết được sao sáng đến ngần nào và ánh trăng quí biết bao! Bữa cơm là 1 rổ lau ruột, hái được từ ven rừng, thiệt bự, chả có đến 1 lát mì 1 hạt gạo . Ăn rau uống nước lã cho đến no để đốn, cuốc . Phải chi tôi làm được những bài thơ hay như bạn Lạp để còn có chút “tự hào” là ta sống khổ.
Chuyện gì chứ chuyện làm rẫy ,khai hoang,cuốc đất thì một nửa dân VN,kể cả nhiều đời ông cha mình đã từng trải qua,chẳng có gì là ghê gớm cả bạn ạ,bản thân mình đã và đang như thế đấy,âu đấy cũng là một nghề mà .Cố gắng nhé,”lâu rồi đời mình cũng qua…”
Cung điẹu nàng đêm
Theo Ái, ‘Cung điệu nàng đêm’ của NL không những tràn đầy nhạc tính của thơ mà còn là một chứng nhân của thời đại. Chứng nhân của những thằng sinh viên lỡ thời, hụt hẫng, những con người ‘đầu thai nhầm thế kỷ’ luôn mỏi mòn kiếm tỉm "Hình bóng của những ngày thu…thấm thoát" để rồi "Khóc miên man vì sợ bóng chiều rơi" bỡi vì hầu hết trong số chúng ta ở vào thời điểm này ai cũng luôn phập phòng chờ đợi "Bãi lầy sâu nhe vuốt bén gọi mời".
Tuyệt tác!!!
Ve Cung dieu nang dem cua Ngo Lap
Hầu hết chúng ta trong buổi giao thời đều có những bất an về tư tưởng, tận mắt nhìn từng dòng người ùn ùn xuôi ngược trước biến động của đất nước,[i]hoang mang[/i] cho chuổi ngày kế tiếp. Ít nhiều mỗi chúng ta bị ảnh hưởng bởi sách vở, kiến thức giáo khoa, những điều nghe thầy cô giảng trong những giờ học. Tâm trạng băn khoăn, hoang mang, pha chút sợ hãi,hòa lẫn vào chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, chút phẩn nộ vì sinh bất phùng thời của Cao bá Quát, chút ngông cuồng của Nguyễn Hữu Chỉnh đã góp phần hình thành tính cách [i]kẻ sĩ non [/i] , tại thời điểm này. Ngô Lạp cũng không ngoài vùng ảnh hưởng đó.
Sau 75, Ngô Lạp xếp bút nghiêng cùng bao dự định tương lai về ẩn thân nơi [i]cồn cư nước đọng[/i], vui sống chuỗi ngày thanh đạm cùng:
[i]Đập nước Hàn cam ta tắm mát,
Mơ màng gió vỗ giấc chiều say.
Đếm bước cuộc đời nơi xứ cát,
Quân tử sầu! Trượng phu hề!!! Hơi men cay.[/i]
Nguyễn Châu
Bạn Ngô Lạp,
Bài thơ thật cảm động và thấm thía. Ngày mà bạn làm bài thơ đó cũng có bạn hữu viết thơ xuống đất rồi học thuộc lòng trên biên giới Miên-Việt. Tiếc là bạn đã “lên non” chứ không “xuống biển” theo hướng chỉ tay của Đức Trần Hưng Đạo trên núi Hải Minh QN như thầy Nguyễn Đức Giang từng nói. Người có số chăng?
Chúc sáng tác mạnh.
Vạn lý tha phương ngộ cố tri
Không biết phải bắt đầu từ đâu để giãi bày bao nỗi niềm, mong ước bấy lâu nay đã trở thành hiện thực. Đối với mình lúc này diễn đạt cho trôi chảy một ý tưởng thật vô cùng khó khăn , niềm hạnh phúc tìm lại được người bạn cũ – bạn chí thân: NGÔ LẠP luôn cứ ngập tràn lán át.
Niềm hạnh phúc sau hơn 30 năm không “bóng chim tăm cá” bỗng nhận được tin về người bạn cũ luôn trào dâng trong lòng, trong giấc ngũ, trong từng câu chuyện với mọi người xung quanh. Gặp ai mình cũng khoe đã tìm được người bạn thân sau bao nhiêu dâu bể thăng trầm, dẫu rằng người nghe chẳng biết mô tê dì về người bạn của mình. Sự tình cờ ấy, bất ngờ ấy thật quí giá xiết bao.
Cú điện thoại đầu tiên mình cố giữ bình tĩnh, nén kìm sự xúc động. Khi nghe tiếng đáp lại ở đầu dây bên kia, lòng bỗng vở òa đây là sự thực. Qua vài câu thăm hỏi mình nhận ra được cái giọng năm xưa chẳng đổi thay, chẳng mai một, có chăng chút gì pha trộn thêm của giọng miền quê Nam Trung bộ.
Tối về đến nhà, mình liền vội báo cho bà xã ngay là đã tìm được Ngô Lạp rồi, liên lạc được qua điện thoại, còn sống và làm việc đường hoàng, chứ không hề như bao suy đoán, giã định bấy lâu nay.
Chiều hôm qua khi mọi người trong gia đình chuẩn bị ăn cơm tối, bất chợt các con mình hỏi “Hôm nay con thấy Ba sao vui thế? ”, mình liện khoe ngay là đã tìm được chú Lạp rồi, mựng quá, hạnh phúc quá. Thế là cả gia đình lại nghe mình kể lại quá trình đầy bất ngờ này, thú vị và hạnh phúc hơn bao sự đoàn viên trong chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”.
Lang mang đầu óc về với những kỷ niệm xa xưa, hẹn Lạp tối lên nay cùng nhau chat trên Net. Câu chuyện diễn ra không đầu duôi xuôi ngược, từ chuyện gia đình nhảy qua chuyện công việc, rồi xuôi vô chuyện riêng tư và ngược trở ra với bao chuyện thầy cô bè bạn, kẻ mất người còn, vân vân và vân vân. Với cái giọng văn kể chuyện vô cùng tả pín lù của mình như thế này chắc hẳn rằng cô giáo dạy Việt văn Cung Thị Ngọc Anh cho điểm 1 là chắc.
Rồi hẹn với lòng sẽ sớm sắp xếp công việc, cùng gia đình làm một chuyến cuối tuần về “kinh bắc” “để xem tận mặt, được cầm tận tay”
Trong giấc ngũ cứ mơ hồ; bao nhiêu ý tưởng và dự tính cho ngày “hội ngộ trùng phùng cứ làm mình vui khôn xiết.
Sáng nay vào cơ quan, một em thư ký vừa thấy mặt đã reo “Hôm nay có gì mà sếp vui sớm thế?”, vậy là có dịp để mình đem câu chuyện “kỳ phùng bạn cũ” ngày hôm qua ra huyên thuyên một hồi, nhìn đồng hồ thấy hết 10 phút.
Bây giờ ngồi trước máy ghi vội những dòng này, thấy lòng dịu lại, và ngộ ra rằng mình tóc đã hai màu mưa nắng chứ đâu còn là chú học trò quần xanh áo trắng loắt choắt ở một góc trời rợp bóng me tây của ngày nào.
Nguyễn Châu
Bạn Ngô Lạp,
Cho toi xin duoc nhan ban la ban cua toi. Bai tho cua ban rat hay va cam dong. Toi da song mot vai nam nhu the truoc khi buoc len chuyen tau nhanh de den ben bo moi lai. Nguoi ra di hay ke o lai deu co nhung noi buon, toi da thanh cong khi quen het qua khu va tuoi tho cua minh, quen het ngon ngu, quen het ban be. Ngay ca anh Tri Man la nguoi o cach nha toi co mot can ma toi khong con nho, mai den khi hoi Nguyen si Hanh va ve nha doc tat ca bai viet cua anh toi moi nho duoc anh la ai. Xin loi anh Tri Man. Cam on cac ban da giup toi phuc hoi tri nho.