Trang sinh hoạt của Cựu Giáo Sư và Học Sinh trường Trung Học Cường Đễ Qui Nhơn

Giọng Bình Định

Nguồn: Bài thuyết trình tại “Hội Nghị Quốc Tế về Tiếng Việt: Lịch Sử và Giảng Dạy”, tháng 7/2007 tạI Viện Việt Học, Westminster, California.

Điểm đặc biệt của dân tộc ta là suốt từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ xưa đến nay, người Kinh đều nói một thứ tiếng và tất cả các dân tộc thiểu số, ngoài tiếng nói riêng của dân tộc mình, họ cũng nói rành tiếng Việt. Hơn thế, trên toàn quốc, người Việt Nam đều dùng một thứ chữ viết. Tuy nhiên, nước ta trải dài qua nhiều vĩ tuyến, điểm cực bắc thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ở 23º 23′ phút Bắc vĩ tuyến, điểm cực nam (không tính hải đảo) là mũi Cà Mau ở 8º 30′ Bắc vĩ tuyến; nước ta lại có nhiều sông ngòi và núi non chắn ngang, nên địa hình và phong thổ mỗi nơi một khác làm ảnh hưởng đến giọng nói. Vì thế, trong cái chung về ngôn ngữ thì ở mỗi miền lại có thổ ngữ và giọng nói đặc trưng cho vùng đó. Tuy vậy, sự cách biệt không nhiều, nên bất cứ người ở khác vùng nói chuyện, vẫn hiểu.


Đất Bình Định chạy dài từ đèo Bình Đê (phía bắc) đến đèo Cù Mông (phía nam) đều có chung một giọng nói. Tuy nhiên nếu để ý, mà phải là người địa phương mới nhận biết được, giọng nói của người ở vùng Bắc Bình Định (từ Bồng Sơn trở ra) cứng hơn một tí vì hơi giống giọng Quảng Ngãi.

Bàn về giọng Bình định, thử xét qua các điểm về Thổ ngữ, Thổ âm, Lối nói Bình Định, Nguồn gốc giọng nói, Đặc điểm giọng nói và sau cùng là Tầm ảnh hưởng.

1. THỔ NGỮ

Ngày nay, nhờ phương tiện truyền thông tân tiến và giao thông tiện lợi, việc tiếp xúc giữa dân cư các vùng không còn bị cách trở, cô lập. Bởi thế, một số tiếng địa phương (phương ngữ) không còn tính cách riêng tư của một vùng, một số khác bị đào thải vì không còn thích hợp nữa. Tuy nhiên, với yếu tố phong thổ của mỗi vùng, vẫn còn một số thổ ngữ và thổ âm đặc trưng cho địa phương đó, đủ sức vượt mọi hoàn cảnh để tồn tại với thời gian.

Cũng như các tỉnh khác, Bình Định có nhiều thổ ngữ, cấu tạo bởi hai yếu tố: biến thể từ một tiếng đã có sẵn nhưng vẫn giữ nguyên ngữ nghĩa, hoặc từ ngữ không biến đổi nhưng hiểu theo một nghĩa khác với nghĩa chữ ban đầu. Dưới đây, chưa thể gọi là liệt kê đầy đủ số thổ ngữ của Bình Định, nhưng có đủ mặt các loại thổ ngữ vừa nêu trên.

   Số lần đọc: 48428

5 BÌNH LUẬN

  1. RE: Giọng Bình Định
    Đọc bài này của thầy Đ Đ Chương thật làm cho mình sực nhớ nhiều chuyện, bao gồm lần đầu tiên gặp lại Sĩ Hạnh sau ba mươi mấy năm, mình nhận ngay ra được người và giọng nói, và liên tưởng được ra vô số các thầy. Tình quê hương gói trọn trong một giọng nói nhĩ, mình rất hiểu điều đó!
    tuong

  2. RE: Giọng Bình Định
    Cám ơn bác Tưởng đã nhắc lại cái buổi tối mùa đông mấy năm trước ở Tuggerannong, trong shopping center, trước Woolworths 🙂

    Bài này Thầy Chương ngại vì là nghiên cứu nên bà con đọc sẽ thấy “nặng nề”, nhưng thực ra mình thấy là trái lại. Với những từ địa phương, bài viết gợi nhắc lại rất nhiều kỉ niệm hồi xưa ở quê nhà.

    H.

  3. 1.1.34 Nại : …. Lương Nông đến thôn Bình Thạnh (phía nam).

    Em xin góp ý tý. Em có xem qua giấy tờ trích lục ruộng đất Ông Bà để lại không có thôn Bình Thạnh.

    Thời pháp thuộc gọi là Thôn Hưng Thạnh, Xã Phước Hậu.

    Sau năm 75 gọi là Nhơn Thạnh.

    Cảm ơn Tác Giả: Đào Đức Chương đã cung cấp những thôn tin Quý Báu.

    Thanks Thầy!

    Nguyễn Quốc Đạt

  4. Thân mến gửi Nguyễn Quốc Đạt.
    Cảm ơn Anh đã đọc bài Giọng Bình Định và đóng góp vài ý kiến xây dựng.
    Thôn Bình Thạnh đã có từ lâu (địa bạ 1815) và chỉ mới bị xóa tên (căn cứ trên bản đồ 2001). Còn thôn Hưng Thạnh (Tháp Đôi) đã bị sáp nhập vào thành phố Qui Nhơn từ ngày 30- 4- 1930, trở thành Khu 5. Sau 18 năm, tức năm 1948, xã Phước Hậu mới được thành lập (gồm 12 thôn: An Thạnh, Nhơn Mỹ, Phụ An, Tường Vân, Vân Hà, An Định, Lạc Trường, Thuận Nghi, Bình Thạnh, Lương Nông, Phú Hòa, Phú Vinh), nên không thể có Hưng Thạnh trong xã này được.
    Tôi có gửi đến Cuongde.org bài “Vấn Đề Hành Chánh Thôn Bình Thạnh Và Hưng Thạnh”, phân tích chi tiết và rõ ràng hơn, xin mời Anh vào xem.

  5. Thân mến gửi Nguyễn Quốc Đạt.
    Cảm ơn Anh đã đọc bài Giọng Bình Định và đóng góp vài ý kiến xây dựng.
    Thôn Bình Thạnh đã có từ lâu (địa bạ 1815) và chỉ mới bị xóa tên (căn cứ trên bản đồ 2001). Còn thôn Hưng Thạnh (Tháp Đôi) đã bị sáp nhập vào thành phố Qui Nhơn từ ngày 30- 4- 1930, trở thành Khu 5. Năm 1948, xã Phước Hậu mới được thành lập nên không thể có Hưng Thạnh trong xã này được.
    Tôi có gửi đến Cuongde.org bài “Vấn Đề Hành Chánh Thôn Bình Thạnh Và Hưng Thạnh”, phân tích chi tiết và rõ ràng hơn, xin mời Anh vào xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng viết bình luận của bạn
Vui lòng điền tên của bạn ở đây

Bài Cùng Tác Giả