Nguồn: Đặc San Lại Giang Canh Dần 2010
Bài viết nầy giới hạn vào những từ phủ định chính có liên hệ tới tứ tượng tức vũ trụ giáo. Những từ phủ định thường dùng trong việt ngữ là không, khỏi, chẳng, đâu …
KHÔNG
Từ phủ định dùng phổ thông nhất là từ không như không có, không cần, không được… Không có g câm thành khôn như khôn lườn, khôn dò, khôn nguôi. Trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đoàn Thị Điểm có câu:
Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền.
Với k câm thành hông, “Hổng như”, “hổng thèm”, “hổng biết”, “hổng được đâu”… Dạng nầy dùng nhiều ở miền Nam. Trong Từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes từ không viết dưới dạng “khoũ”. Dấu ngã tương đương với ng.
Theo biến âm kh = n như khô = nỏ, khện = nện, khơm khớp = nơm nớp, ta có Việt ngữ không = Pháp ngữ “non” (phát âm “nông”).
Hiển nhiên không chính là không có gì, số không (O), hư không, không gian trống không. Vậy từ phủ định không mang ý nghĩa hư không, trống không tức Vô cực của Vũ Trụ luận.
Theo âm dương đề huề, không có trung tính (neutral) tức Vô cực. Thường thường không mang âm tính hoặc thái âm (nước) hay thiếu âm (khí, gió). Trong xã hội duy dương hiện nay, dĩ nhiên không ngả về dương của âm tức thiếu âm, không là không gian, khí gió. “
KHỎI
Từ khỏi dùng như tiếng phủ định như:
* khỏi
– Anh có đi không ?
– Khỏi.
*khỏi cần: khỏi cần thêm nước vào làm gì.
*khỏi phải: khỏi phải đến đó làm gì
…..
Từ khỏi đôi khi dùng chung với từ không như như một tiếng ghép điệp nghĩa “không khỏi” để nhấn mạnh ý nghĩa phủ định kép mang tính quyết liệt hơn như nó không khỏi bị tù.
Thay k bằng c ta có khỏi = chỏi, chói. Chỏi là chống lại như thấy qua từ kép điệp nghĩa chống chỏi. Chỏi có nghĩa chống lại không hợp với c1i màu nầy chỏi với màu kia tức không hợp với nhau. Chỏi gần âm với chói là sáng, mặt trời cho thấy từ chỏi mang dương tính thuộc về lửa mặt trời, thái dương.
CHẲNG
Từ chẳng dùng như một tiếng phủ định như:
*chẳng cần: chẳng cần phải mặc áo lạnh.
*chẳng thà: chẳng thà nhịn ăn còn hơn.
* chẳng được đâu: nó chẳng làm được đâu.
* chẳng có (ai): chẳng có ai đến cả.
…..
Những dạng biến âm giản lược của chẳng là chả, chớ như chả thèm ăn, chớ có lo… Biến âm nguyên từ theo ch = đ như chuôi = đuôi (dao), ta có chẳng = đặng = đừng: đừng có tin nó. Đôi khi người ta nghe cả ba từ cùng một lúc ‚chẳng đặng nừªng‛ theo nhịp điệu biến âm: thấy thế nên chẳng đặng đừng được.
Theo biến âm ch = s như chữa = sửa, ta có Việt ngữ chẳng = Pháp ngữ ‚sans‛, Ý ngữ ‚senza‛, Bồ ngữ ‚sem‛ là không. Chẳng nói trại đi thành ‚ch©¡n‛ như thấy qua câu thơ trong Bạch Viên Tôn Các của một tác giả vô danh:
Đoái lời nguyện ước, càng chua xót,
Tưởng nỗi sinh ly, chỉn ngại ngùng.
Từ chỉn biến âm với Tây ban Nha, Mễ ngữ ‚sin‛ là không. Hiển nhiên chẳng biến âm với chăng, trăng (moon). Trăng biểu tượng cho âm, thái âm (xem Những Từ Nghi vấn trong Tiếng Việt Huyền Diệu, trang 221). “
ĐÂU
Đâu dùng như một từ nghi vấn, nhưng cũng dùng như một từ phủ định như :
*đâu có: Nó đâu có nghe lời.
*đâu được:
– Anh để tôi trả tiền.
– Đâu được.
*đâu dễ…
– Chắc nó không được nhận.
– Đâu dễ.
…….
Theo biến âm đ = n như đây = nầy, ta có đâu = nâu = nào. Nào cũng có nghĩa như đâu, ví dụ Đâu có ai = Nào có ai.
Như đã biết ở chương Những Từ Nghi Vấn Trong Tiếng Việt từ đâu liên hệ với đá, đất, thiếu dương tức âm của dương.
Ngoài những từ phủ định phổ thông vừa kể còn có những từ chỉ dùng ở một vài địa phương. Những từ nầy có thể là những phương ngữ hay là những tiếng cổ Việt còn sống sót lại tại những địa phương đó vì lý do nầy hay lý do khác như vùng đó “hẻo lánh” hay “tồn cổ”, “bảo thủ nên duy trì truyền thống Việt” … Xin kể một vài từ: “
NỎ
Từ phủ định nỏ có nghĩa là không còn dùng nhiều ở cùng phía bắc Miền Trung như Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…
Thân em mười sáu tuổi đầu
Cha mẹ ép gả làm dâu nhà nghèo,
Nói ra sợ chị em cười,
Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay
… …
Đêm nằm lưng nỏ bén giường,
Mụ gia đã xốc vô buồng kéo ra,
Bảo lo con lợn, con gà,
Lo xay cối lúa, quét nhà, nấu cơm.
Ốm đau thì mụ nỏ thương.
Mụ hành, mụ hạ đủ đường khốn thay…
Hoặc
Tình đó với nghĩa đây,
Giống như đọi nác đầy,
Bưng nhân nhẩn trên tay.
Không khuy sơ một hột,
Gió nỏ triềng một hột…
(Hát Giặm Nghệ Tĩnh)
(Gió nỏ triềng một hột là Gió không tràn một hột)
Nỏ biến âm với nõ cũng có nghĩa là không, không màng: nõ cần, nõ lo, nõ thèm (Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị). Nỏ cũng biến âm với nọ có nghĩa là không, chẳng:
Đưa anh ra tới làng Hồ,
Em mua trái mít, em vồ trái thơm.
Anh về em nọ dám đưa.
Hai hàng châu lệ như mưa tháng mười
(Ca Dao)
Và trong Nhị Độ Mai có câu
Nọ người khoác nách, nọ người vỗ tay.
(Câu 1696)
Theo quy luật nam hoá dương hoá n = l, mọ = lọ. Từ lọ cũng mang nghĩa phủ định.
Lọ là thét mắng cặp rèn,
Một lời xía cạnh, bằng ngàn roi song.
Với n câm, ta có nỏ = ỏ. Ỏ cũng có nghĩa là không. Theo Lê Ngọc Trụ trong Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị ỏ là tiếng nôm có nghĩa là cần: ỏ bao, ỏ vào… Ỏ là tiếng xưa, ít dùng. Ỏ hiển nhiên biến âm với o, có một diện là số không, không có gì cả. O là không.
Theo biến âm o = a như hột = hạt, ta có nỏ = nả. Nả cũng có nghĩa là không. Trong từ điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ nả là không:
Có việc gì nả? Anh có việc gì không?
Những từ nỏ, nõ, nọ, lọ, nả, nào… ruột thịt với Anh ngữ no, not, none, nothing, nay, nil, neither; với Pháp ngữ non, ne (pas); với Đức ngữ nei; với Ý ngừ no; với Bồ ngữ não; Tây Ban Nha nada; với phạn ngữ na, nà; với gốc tái tạo Ấn Âu ngữ *ne.
Qua biến âm cùng vần giữa nỏ, nõ, nọ… với Pháp ngữ “non” và biến âm theo n = kh như nỏ = khỏ (bưởi khỏ là bưởi khô), khô, ta có nỏ = Pháp ngữ non = không, ta thấy từ nỏ, nõ, nọ có thể là một từ phủ định rất cổ của Việt ngữ, liên hệ ruột thịt với những từ phủ định của An-Au ngữ vừa nêu trên.
Tóm lại ta thấy khởi sự từ chữ O là không, biến âm thành Ỏ, thành Nỏ, Nõ, Nọ, Lọ, Nả, Nào, thành Đâu (n = đ), Đặng, Đừng, thành Chẳng (đ = ch), Chả, Chớ, thành Không, Khỏi (ch = kh). Ta cũng thấy rõ như ban ngày, các từ phủ định của Việt ngữ tiến hoá theo Vũ Trụ Tạo Sinh, theo Dịch Lý.
Biến âm cùng vần: khởi sự từ O, Ỏ Vô cực biến hoá thành Nỏ (vật nhọn như ná, nỏ là khô, lửa) như thế Nỏ là dương, tượng Lửa (thái dương). Nõ là cọc biểu tượng cho Núi nọc, Đất dương (thiếu dương). Nọ là Lọ, có một nghĩa là chai, lọ vật đựng biểu tưởng cho âm, Nước (thái âm). Nả, Lả, Là liên hệ tới bay như con cò bay lả, bay la, bay là là… liên hệ tới Gió (thiếu âm). Tóm lại từ phủ định khởi sự từ hư vô, Vô Cực O rồi đến Lưỡng nghi: cực dương có Nỏ (không, cùng âm với lọ) và kế tiếp là Tứ Tượng: tượng lửa Nỏ (không, cùng âm với nỏ là khô, lửa); tượng nước Nọ (không, cùng âm với lọ, vật đựng nước); tượng đất Nõ (không cùng âm với nõ, núi noc) và tượng khí gió Nã (không cùng âm với lả, là liên hệ với gió).
Biến âm theo vần khác nhau: như đã thấy O, Ỏ, Vô cực biến hoá thành Đâu là Dá, Dất, thiếu dương; thành Chẳng, Trăng biểu tượng cho Nước, thái âm; thành Không, Không khí, Gió, thiếu âm và thành Khỏi, Chỏi, Chói, Lửa, thái dương.
Rõ như ban ngày các từ phủ định trong Việt ngữ liên hệ tới trời đất vũ trụ, đều liên hệ tới Vũ Trụ luận, với Dịch lý. “
BS. Nguyễn Xuân Quang
Số lần đọc: 17179