Trang sinh hoạt của Cựu Giáo Sư và Học Sinh trường Trung Học Cường Đễ Qui Nhơn

Trang NhàNhớ về Thầy CôO-P-QHọc trò cũ nhớ về Thầy Nguyễn Văn Quang

Học trò cũ nhớ về Thầy Nguyễn Văn Quang

 

Xin mời các bạn dùng phần Lời Bàn ở dưới đây để viết vài hàng về Thầy, hoặc một lời cám ơn công Thầy dạy dỗ năm xưa, hay kể lại một vài kỷ niệm về những ngày tháng cũ  học với Thầy ở trường Cường Để, hay sau này ra đời…

Xin cám ơn mọi đóng góp của các bạn.

   Số lần đọc: 2871

2 BÌNH LUẬN

  1. RE: Học trò cũ nhớ về Thầy Nguyễn Văn Quan
    Thầy Nguyễn Văn Quang (không có g) thì rất tiếc tôi không được biết.
    Tôi nhớ về Thầy Nguyễn Văn Quang (có g) như thế này,
    Thầy gốc người miền Nam, tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định môn Hội Họa. Thầy về Cường Để dạy vẽ lớp Đệ Ngũ / Đệ Tứ chỉ một thời gian ngắn, chừng một hai niên khóa (khoảng 1960 – 1963) thôi, sau đó Thầy nhập ngũ vào Thủ Đức.
    Năm 1968 tôi gặp Thầy là sĩ quan cán bộ trong chương trình huấn luyện quân sự học đường tại Đại Học Khoa Học Sài Gòn trên đường Cộng Hòa (nay là Nguyễn văn Cừ). Thời gian sau nghe đâu Thầy về làm việc ở quận Đầm Dơi / Cà Mau.
    Hồi mới về dạy ở Cường Để, Thầy trẻ lắm, hãy còn nét sinh viên mới ra trường. Thầy vóc người nhỏ nhắn, vẻ mặt và mái tóc chải bồng bềnh hao hao giống kịch sĩ Vân Hùng nên bọn tôi gọi Thầy là… Vân Hùng.
    Có lần trong giờ vẽ, nhân lúc thầy trò vui vẻ với nhau, chúng tôi thay nhau hát hò và kể chuyện vui. Bất ngờ có người yêu cầy Thầy hát, Thầy… mắc cỡ, mặt đỏ lên. Nhưng bị học trò… ép quá, Thầy đành xuống… một câu cải lương ngắn chũn trong tuồng Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà [i]“Ôi đã bao phen ta mòn mõi đợi chờ… Mà thương mà nhớ mà nức nở nghẹn ngào… ”. [/i] Học trò vỗ tay tán thưởng Thầy không ngớt..
    Trong giờ thi vẽ tam cá nguyệt, Thầy ra đề tài tự do, tôi vẽ bàn tay trái của mình úp xuống, trên lưng bàn tay có nhiều nếp nhăn với mấy đường gân được “đánh bóng” bằng bút chì đen, thấy “có hồn” lắm. Bài vẽ của tôi được Thầy cho 18 điểm.

  2. RE: Học trò cũ nhớ về Thầy Nguyễn Văn Quan
    Hai năm đệ thât và đệ lục,lớp chúng tôi hoc vẽ với thầy Phùng văn Viễn,một vị Giáo sư nghiêm nghị,rất ít khi thấy thầy cười. Sang năm đệ ngũ (1962-1963). chúng tôi học vẽ với thầy Nguyễn văn Quang, người nam,rất trẻ mới chuyển về. Thầy Quang thường cho điểm nhiều lần trong giờ vẽ. Sau khi vẽ chừng hai mươi phút, thầy băt đầu đi từng bàn và chấm lđiểm lần thứ nhất bằng chữ A,B,C,gần cuối giờ, thầy cho điểm lần hai,là điểm cuối cùng được ghi vào sổ điểm. Bất cứ hình ảnh vật chất, khung cảnh nào, thầy cũng khuyên chúng tôi nên đóng khung, trước khi vẽ vẽ………………………………………………………

    Một kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian học vẽ với thầy là giờ vẽ tự do đề tài”Tình mẫu tử”…..Ôi chao! sao mà khó thế! .Cái chén,cái ly.cây bút…là những đồ vật cụ thể, xấu,đẹp như thế nào,chúng tôi có thể vẽ được.Đằng này,tình mẫu tử,trừu tượng quá! làm thế nào vẽ được bây giờ!Chúng tôi nghĩ có lẽ thầy đánh đố minh hay sao?.Nghĩ mãi,mà chưa bạn nào tìm ra hình ảnh tình mẫu tử,thì kiểng đổ hết giờ,thầy cho về nhà vẽ,chung tôi thở phào nhẹ nhõm.

    Thấm thoát giờ vẽ của thầy lại đến.Vừa đến lớp,chúng tôi vội đem các tranh đã vẽ ở nhà ra xem.Có một bạn,có lẽ anh Trần đình Phiên(nếu không đúng,xin anh Phiên đừng giận,lâu quá không nhớ kỹ) .Phiên vẽ một con kiến mẹ cõng hai con kiến nhỏ trên lưng trong đàn kiến toàn đen và nâu.Chúng tôi xem qua cười một cách “khinh bỉ” – Nè ! Tình mẫu tử bao la như biển Thái bình,Ở đây tình mẫu tử của mày sao mà nhỏ như con kiến vậy! không ý nghĩa gì cả.Tao mà làm thầy Quang, tao cho một điểm trên hai mươi! ……………..

    Tranh của Trương an Tân,thì vẽ một con gà mẹ bộ lông xơ xác,đang xòe cánh mổ,đánh trả một con diều hâu hung dữ đang sà xuống định quắp một chú gà con trong đàn,lông gà mẹ đứt lìa cùng cát bụi bay tứ tung chỉ toàn màu đen và nâu, không có màu gì khác.Xem xong tranh anh Trương an Tân,chúng tôi càng chê dữ dội:” Mầy ngu quá! chỉ loài người mới biết tình mẫu tử,loài vật nó có học hán văn với thầy Đỗ Linh đâu mà biết mẫu với tử chứ”,màu sắc thì cũng toàn màu đen,không đẹp gì cả! vậy mà cũng đòi học vẽ,mày chỉ hơn thằng con kiến hai điểm.Chúng tôi cừơi ngặc nghẽo!

    Tranh một bạn khác,vẽ một chàng trai,ở trần nằm trên băng giá với hai con cá chép,vẻ mặt không biết đang cươi hay đang khóc,vì chỉ thấy anh há miệng thôi.Chúng tôi hiểu ngay:À anh bạn có lý,tranh rất có ý nghĩa về tình mẫu tử,phỏng theo chuyện”Vương Tường nằm trên băng chờ cá chép” đem về cho mẹ ăn,trong truyện”nhị thập tứ hiếu” của Lý văn Phức,chắc cao điểm lắm ta ,Tranh của anh Phó văn Trung,người bạn từng ở trong ban báo chí và ban văn nghệ hai năm thất 2 và lục 2 lớp chúng tôi,anh chuyên vẽ cảnh trang trí minh họa cho bích báo.Mới lật tập vẽ của anh Trung,chúng tôi ồ một tiếng,vì tranh anh vẽ quá đẹp,màu sắc bắt mắt,rực rỡ.Trung vẽ một người mẹ mái tóc đen xõa dài,môi hồng,nằm cạnh đứa con trên giường,cùng đắp một chiếc chăn hoa sặc sỡ rất đẹp…

    Thưa các bạn, người ta thường nói:” Vẽ ma quỉ dể, vẽ người khó”. Ở cái tuổi học đệ ngũ như chúng tôi,chẳng biết cầm cây cọ bao giờ đâu,vẽ đồ vật tầm thường chưa giống thay,làm sao vẽ người cho ” giống người “được!,đồng thời nét mặt của người mẹ,và nét mặt của người con càng khó vẽ hơn,cho nên anh Trung đã vẽ nét mặt của hai mẹ con tương đương nhau ,còn từ thân trở xuống chân thì bị che khuất bỡi chiếc chăn hoa…………………….

    Tôi cầm bức tranh anh Trung đưa lên cao vừa hỏi lớn với các bạn vừa chế riễu:”Mấy đứa(tiếng xưng hô thân mật) coi đây! Đây là bức tranh tình mẫu tử, hay là tranh hai vợ chồng nằm chung trên giường?.Trước đó bạn nào cũng lo xem màu sắc không để ý ,lúc này các bạn mới nhìn kỹ lại hai nét mặt,rõ ràng giống y nguyên hai vợ chồng, chứ không phải hai mẹ con!,Cả lớp được một phen cười vỡ bụng !……………………………………

    Đúng vậy! sau khi chấm điểm,tranh gà mẹ chống diều của anh Tân cao điểm nhất,tranh của anh Trung thấp điểm hơn !
    Giờ này của đêm nay,ngồi viết những dòng này,tôi bồi hồi nhớ đến Quý thầy,Quý cô,nhớ đến các bạn chung lớp.Hơn nửa thế kỷ qua, không biết anh Trương an Tân giờ đang ở đâu,còn hay mất,anh Phó văn Trung thì đã qua đời vì bệnh tâm thần.Hai bức tranh tương phản nhau.Một bạn vẽ đẹp mà điểm thấp,còn một bạn vẽ tuy sơ sài nhưng đầy ý nghĩa có số điểm cao,mình mới thấm thía:”À há ! Tình Mẫu tử không phải chỉ có ở loài người!

    Ngô Văn Tỏ

BÌNH LUẬN

Vui lòng viết bình luận của bạn
Vui lòng điền tên của bạn ở đây

Bài Cùng Tác Giả