Trang sinh hoạt của Cựu Giáo Sư và Học Sinh trường Trung Học Cường Đễ Qui Nhơn

Đầu Năm Hạ Bút

Cuối năm gác bút ” a-lê-húp” canh cọp.
Đầu năm hạ bút “- biến-vơ-nuy” mèo mới!

Mình sinh  ra bên Đông, mình sống bênn Tây, mình thường nghe cả hai bên nói rằng ” Đông và Tây không bao giờ gặp nhau “. Thế nhưng mình cũng thường nghe câu ” never say never! “. Từ đó, mình suy luận ra rằng : Có chỗ Đông và Tây gặp nhau khi nhìn dưới một góc độ nào đó.
Năm nay, tết Tây và tết Ta cách nhau khoảng hơn một tháng. Vừa mới đó suy nghĩ về ” New Year Revolution ” nay lại nghĩ về ” Khai bút đầu Xuân ” , mình tự cười rằng : À ra thế, Đông Tây cũng có chỗ cận kề đấy nhỉ!

Có điều, Khai bút đầu Xuân ngày  thì trước văn nhân thi sĩ mới làm. Ngày nay, có phổ cập hơn bỡi người viết lách nhiều hơn ngày xưa!

Đầu Xuân khai bút, văn nhân thi sĩ thường  viết câu đối, làm mấy vần thơ, viết lời tạ từ năm cũ…Thế nhưng có những Xuân lạnh lùng trên đất khách, có những Xuân nhớ về ngày tháng cũ mà ngao ngán cho thế sự thăng trầm, có những Xuân  niềm ưu tư mãi dạt dào về những  chuyện tình gảy đoạn…giữa những xô bồ dập dìu trong tâm tưởng… nàng thơ không chịu đến…Người viết đành khai bút bỡi những chuyện có tính lịch sữ hay huyền thoại về con giáp của năm mới : Năm nay , chuyện con mèo.

Giữa thời đại internet, chuyện về con giáp có quá nhiều, đọc nguyên năm không hết, lên internet, có những chuyện chồng chéo lẩn nhau, có những chuyện viết gần như  cùng một tác giả…Thôi thì đành viết lại một số con mèo trong lịch sữ đời mình vậy!

Con mèo đầu tiên gây nhiều chú ý trong cuộc đời mình ấy là con mèo 1963.

Thời bấy giờ mình đang ở Tiểu- học, tuổi còn nhỏ, chưa biết sự đời, hằng ngày nghe hoan hô đả đảo riết rồi cũng nhàm chán, thời ấy mình rất thích có biểu tình, bãi khóa . Mỗi sáng thức dậy đều hỏi Mẹ hôm nay có biểu tình không hở Mẹ .Thích biểu tình chứ không đi biểu tình bao giờ, có biểu tình , có bãi khóa là mình được ở nhà, khỏi phải trả bài, làm bài tập…Ăn, ngủ, rong chơi..

Là một học sinh nhác đến trường, đây là một cơ hội để khỏi học, không ngờ sau này, mình lại  khỏi phải ân hận như một số bạn bè khác là đã hối hận vì đã đi biểu tình!

Than ôi! Con méo 1963 đã đem đến niềm vui cho hầu hết tín đồ Phật Giáo ở miền Nam và cũng đã đem đến không biết bao nhiêu nỗi buồn không chỉ cho Công Giáo mà còn cho những ai hiểu biết về tầm xa của cuộc đời, vì rằng sau này không ai chối cải được rằng  con mèo 1963 là một  trong những nhân tố đưa đến con mèo 1975!

Con mèo 1975 cũng đã đến trong tưng bừng cũng như trong đau khổ . Cái tưng bừng ấy, cái đau khổ ấy ai ai đã sống trong giai đoạn này của đất nước đều cảm nhận được.  Sự cảm nhận ấy, ở trong nhiều góc độ, có lắm lúc không thể dùng ngôn từ để diễn tả!

Con mèo 1975 đã đưa mình rời xa đất Mẹ, bao năm sống lạc loài, tranh vật với cuộc sống xô bồ, mình không còn có dịp để đếm con giáp…dẫu , Tết về vẫn nguyện cầu cho đất Mẹ, vẫn nguyện cầu cho gia đình và dân tộc…Cho đến con mèo năm nay.

Tân Mão đến, mình đi xa để thăm đứa cháu ngoại đầu lòng , nhỏ này vừa tròn  ba tuổi nhưng lại thích nghe bà ngoại kể chuyện Tết, mặc dầu không ” quần đào xẽ đũng áo hàng Lam, chân đi hài đỏ tay thu pháo…Nhưng cũng rộn ràng hát theo bà ngoại bài hát Việt Nam -Việt Nam.”

Khi kể chuyện mấy con giáp, đến con mèo thì mình chợt buồn, chợt nhớ những con mèo xưa,  nhất là con mèo 1975!!!đứa bé tinh ranh biết ngay…đứa bé nũng nịu ngã vào lòng bà ngoại đòi kể tiếp chuyện mèo. Mình chợt nhớ đến con mèo của mình ngày nọ, mình kể lại chuyện con mèo thật của mình…

Sau lưng nhà mình là bờ hồ Trân Hưng Đạo. Nội thành phố Huế bao quanh bỡi hồ nhân tạo rộng chừng mười mét, tên gọi thì tùy theo con đường trước mặt: tỉ như bờ hồ Thượng Tứ, Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu…

Sau nhà mính, có một khoảng đất rộng, chung quanh toàn là cây sầu đông, mùa hè mát mẻ. Ba mình có nuôi mấy con chó Tây khá lớn, mình thì nuôi con mèo tam thể : sắc lông vàng, đen trắng lẩn lộng. con mèo thì hiền từ còn những con chó thì dử tợn…Chó không thích mèo nên cứ mải ăn hiếp, mèo hiền từ nên nhẫn nhịn. Có một hôm, mấy con chó cứ mải bắt nạt con mèo, hắn nổi giận (?) không chịu chạy đi như mọi lần, hắn đứng đó oai hùng bạt tai , cào cấu con chó hung dử kia đến nổi con chó rách cả mặt trước khi leo tường trốn chạy. Dĩ nhiên con mèo bị ba mình giam vào lồng , nhưng đêm đến mình giải thoát nó. Con mèo của mình rất hiền dịu, chịu lép vế trước mấy con chó hung dử kia, nhưng khi nó bị dồn ép thì nó phản kháng rất mảnh liệt để tìm lối sống cho dù nó bị ba mình bỏ tù!!!

Qua giòng đời nghiệt ngã, con mèo của mình chắc cũng đã chết từ lâu, nhưmg mình không quên được nó, không quên được những đêm Đông lạnh lẽo nó chui vào giường minh , những chiều tan học nó đợi mình ở cửa phòng, những ngày hè tháng hạ nô đùa cùng mình trên mảnh đất yên bình ngát mùi hoa sen sau nhà…và mình không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ vùng dậy, vùng dậy một cách mảnh liệt khi bị mấy con chó đàn áp dử dội!!!

Năm Tân Mão đến, con mèo của mình dẫu đã chết từ lâu, nhưng bỗng dưng mình có cảm tưởng nó đang sống lại ở Tunisia, Egypt và sẽ nhiều hơn nữa…

Mình chợt nhớ trong một bài thơ cùa anh Ngô Lạp sau khi mình viết lời bàn, anh Ngô Lạp trả lời : ” … người dân Việt của chúng ta vốn giỏi chịu đựng từ mấy ngàn năm nay,họ chỉ chấp nhận và cố gắng mà sống trong mọi nghịch cảnh, chứ họ không hề muốn những con người tàn ác phải chết đâu…”

Người dân Việt có giỏi chịu đựng như con mèo của mình không? mình chỉ hi vọng năm Tân Mão họ sẽ như con mèo của mình ngày nọ!
Khi mình thôi lảm nhảm kể chuyện mèo thì nhỏ cháu ngoại đã ngủ yên bình trong lòng bà ngoại…hi vọng sau năm mèo, người dân Việt sẽ có một giấc ngủ yên bình trong lòng nước Việt

Tết Tân Mão

Nguyên Thùy
  

   Số lần đọc: 2003

3 BÌNH LUẬN

  1. RE: Đầu Năm Hạ Bút
    Thì ra những năm con mèo đều có dấu ấn với NT ! Bài viết hay & dễ thương lắm…! nhưng dường như có ẩn chứa điều gì….giữa chó với mèo thì phải! Chúc NT luôn dzui dzẻ & Tâm hồn lúc nào cũng mạnh mẽ như thế!

  2. RE: Đầu năm hạ bút
    Qua chuyện con mèo của mình, Nguyên Thùy đã mơ về ” Cách mạng Hoa Nhài”…
    Cách mạng là bỏ cái cũ, thay vào cái mới tốt đẹp hơn. Cái mới phải thực sự tốt đẹp mới tạo được động lực thúc đẩy con người làm cách mạng.
    Như con mèo của Thùy, sau lần làm cách mạng cào cấu lại mấy con chó, nó được những gì? Nó bị Ba Thùy bỏ tù, may mà có Thùy giải thoát, nhưng rồi những ngày sau đó nó cũng bị mấy con chó ăn hiếp thôi!
    Làm Cách mạng, đập đổ cái cũ thì dễ, nhưng xây dựng được cái mới tốt đẹp hơn mới là điều quan trọng.
    Nếu cái mới cũng tệ hại chẳng thua gì cái cũ, hoặc tệ hại hơn… thì hai chữ cách mạng đã trở thành vô nghĩa.
    Để xem, sau “Cách mạng Hoa Nhài” là cái gì ? Người Việt mình thận trọng là đúng!

  3. RE: Đầu Năm Hạ Bút
    Thùy thật sự không dám xen vào vấn đề chính trị , phận đàn bà con gái mờ!
    Nhưng Thùy cũng có những ước mơ riêng . Thùy thường nghe câu : ” Con người là một con vật biết suy nghĩ ” . Từ suy nghĩ có thể dẫn đến ước mơ . Cái ước mơ Thùy muốn nói là ước mơ chung, con người chỉ là một phần tử trong cái chung ấy! Cái chung mà tốt đẹp thì chắc chắn cái riêng cũng tốt đẹp, điều ngược lại cũng sẽ là không đúng.
    Thùy cũng còn nghe nói : ” Dân vi quí ” . Dân = một phần tử của tập thể con người trong một nước . Ngày xưa, lịch sữ dân mình thường có sự phán đoạt ngôi Vua, rồi giòng họ này cố lật đổ giòng họ kia để chiếm lại ngôi cũ , ví dụ như con cháu , trung thần nhà Lý cố tiêu diệt nhà Trần để chiếm lại ngôi v…v…Nhưng theo Thùy thì không kể giòng họ nào lên ngôi Vua, miển sao họ vì dân mà làm Vua , Vua phải thế nào cho dân được no cơm ấm áo , dân có đủ mọi thứ quyền căn bản của con người . Vua phải cố giữ vững nền độc lập của nước nhà, giữ vững toàn vẹn lảnh thổ của cha ông để lại.
    Thùy đồng ý với bạn
    [i]” Cái mới phải thực sự tốt đẹp mới tạo được động lực thúc đẩy con người làm cách mạng “[/i]

    Nhưng cái mới bạn nói là cái gì? có phải chăng là điều ngược lại với cái hiện tại?
    Nếu đúng thì bạn hảy đi sâu, thật sâu vào cái hiện tại mới cảm nhận được cái mới là gì, và chúng ta có cần cái mới hay không?

    Cảm ơn sự góp ý của bạn và Sis KL

    Nguyên Thùy

BÌNH LUẬN

Vui lòng viết bình luận của bạn
Vui lòng điền tên của bạn ở đây

Bài Cùng Tác Giả