Xin mời các bạn dùng phần Lời Bàn ở dưới đây để viết vài hàng về Thầy, hoặc một lời cám ơn công Thầy dạy dỗ năm xưa, hay kể lại một vài kỷ niệm về những ngày tháng cũ học với Thầy ở trường Cường Để, hay sau này ra đời…
Xin cám ơn mọi đóng góp của các bạn.
Số lần đọc: 3821
Rạt gáo!
Năm lớp 9, lớp 9D của tụi tôi được Thầy Huỳnh Hữu Dụng dạy môn Sử Địa.
Thầy dạy kiểu thuyết trình, tới giờ Thầy vô lớp, kéo cái ghế xuống phía dưới lớp, ngồi dựa nỉnh nhìn lên, anh em thay phiên nhau mà thuyết trình. Tôi nhớ đại khái là chia ra từng bàn, thay phiên nhau mỗi bàn một tuần.
Nhớ lúc đó tính tôi thích nghe thầy cô giảng, nhứt là mấy vị dạy lớp lớn, có tiếng giảng hay. Được Thầy Dụng dạy mà theo kiểu thuyết trình thì chớt quớt. Nghĩ chắc Thầy dạy mấy lớp lớn [i]khan hơi mỏi cổ[/i] rồi nên tới giờ lớp 9 thì cho học trò thuyết trình, còn Thầy thì ngồi nghỉ xả hơi!
Sau này ra đời nghĩ lại mới thấy mình nghĩ tầm bậy. Đâu biết là Thầy dạy cho học trò cái cách research và nói trước đám đông. Bài học về research tôi xài hoài tới giờ vẫn không hết. Còn chuyện ăn nói trước đám đông thì không biết trong bụng Thầy có mong là trong đám học trò lớp 9 ngày đó có đứa nào leo lên làm quan để rạng rỡ mặt Thầy!
Nhớ là nhà Thầy ở sau lưng đài phát thanh, vì hồi đó tụi tôi hay tụ tập ở nhà Nguyễn Hứa Thuyên ở sát vách nhà Thầy. Cả đám, có Nguyễn Tư Phương, Huỳnh Minh Lệ… chiều chiều sau khi tắm quậy dưới biển thì hay về ngồi c[i]hầu đồng[/i] trước nhà Thuyên, mặt tiền và phòng khách trốc mái, lỗ chỗ vết đạn từ Tết Mậu Thân. Ngồi ở đó cũng vui gần như ở cổng trường NTH vậy, vì thỉnh thoảng có cô con gái ông chủ nhà in, hay cô tiểu thư của hãng cà rem đi ra đi vô! Cũng nhờ ngồi ở đó mà quen được Qui Nhơn, con cả của Thầy.
Sau 75, nghe nói Thầy ở trong nam, không gặp rắc rồi gì. Tuy nhiên chắc Thầy tính cẩn trọng nên muốn thanh toán [i]ân oán giang hồ[/i] cho sòng phẳng. Thầy tự động về QN trình diện và đi học tập cải tạo. Sau này nghe nói Thầy qua Mỹ sống.
Tôi nhớ hoài hai chữ [i]rạt gáo[/i] mà Thầy hay nói, [i]cho zero rạt gáo[/i], [i]đánh rạt gáo[/i] vân vân. Tôi học được hai chữ này từ Thầy và hay dùng tới hàng ngày, đến nỗi bà xã người Nam mà cũng bắt chước nói theo luôn! Từ ngày học xong trung học, những lần tôi về lại QN đếm được trên đầu ngón tay, cho nên không biết người xứ mình có còn dùng hai chữ này nữa không.
Nguyễn Sĩ Hạnh
Welcome to cuongde.org!
Chị Bảo Khanh mến,
Cám ơn chị đã ghé thăm và chia xẻ kỷ niệm về Thầy Dụng. Chị khỏi lo, trang web không phải chỉ dành cho cựu học sinh Cường Để (chị đọc trang này ([url]http://www.cuongde.org/index.php/vecuongdeorg[/url]) thì rõ!). Còn cách viết thì chị khỏi lo. Lời bàn của chị đọc như một bài thơ!
Còn nhiều Thầy và Cô khác cũng dạy ở các trường tư. Hy vọng sẽ được đọc thêm những kỷ niệm về Thầy và Cô của các bạn học ở các trường này.
Chị Bảo Khanh, nếu có viết lách gì thêm thì xin chị gởi về, đăng lên bà con đọc cho vui. Xin cám ơn chị.
Tình thân
Admin
Cám ơn admin nhé
Góp vui thôi, như lời ông nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói, “Cho Tôi Một Vé Đi Về Tuổi Thơ”, thời đó của chúng ta thì có tên là Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc của mấy ông Duyên Anh và Quyên Di
À mà làm sao tôi có thể post thẳng lên đây, có được không hay phải luôn luôn qua admin
Kiểu nào cũng được hết. Tôi có đính kèm email phía trên. Nếu cần thông báo gì thì cho tôi biết
Riêng Thầy Hùynh Hữu Dụng lúc đó tôi nghe con cái thấy cũng khá thành công, hình như có người con tốt nghiệp UC Berkeley thì phải
bk.
chàng thầy sử địa: Huỳnh Hữu Dụng
Ông ngồi đó. Chỗ ngồi một sinh viên đến gặp tôi nhờ hướng dẫn việc học. C là một đại học cộng đồng California. Tôi, giáo sư hướng dẫn. Ông, sinh viên.
Ông ăn mặc hơi điệu điệu một cách kín đáo. Đã ngoài sáu mươi nhưng ông nói năng vẫn còn nhạy bén mùi hương trí thức tiểu tư sản phương nam một độ. Ông bặt thiệp và sở hữu được dáng vẻ tự tại trong vị thế vật đã đổi sao đã dời của thời kỳ. Khi ông đứng lên khép nhẹ cánh cửa và đi ra khỏi phòng, tôi nhìn theo và bỗng muốn níu ông lại để nói với ông tôi từng là một học trò của ông. Tôi đã không làm điều ấy. Ngay phút giây ấy tôi biết ông là ai. Phút đầu tiên ấy. Lòng tôi tràn đầy cảm xúc. Còn lại mình tôi ngồi lặng lẽ trong văn phòng nhỏ của mình và nhớ về giọng nói của người đàn ông vừa quay lưng. Giọng của ông. Giọng Bình Định. Giọng của ông. Giọng người thầy giáo cũ. Giọng của những giờ học lịch sử ông say sưa giảng như một nhà hùng biện lịch sử trẻ tuổi đào hoa ở thành phố biển. Tuối trẻ tôi thấm đẫm những bài học lịch sử của ông. Bình Định và chàng trai Qui Nhơn nói về lịch sử hay “rạt gáo”. Ông nổi tiếng là người phát ngôn và dùng chữ “rạt gáo” biệt động ngôn ngữ Bình Định nhất thành phố. Tôi không bao giờ quên ông.
Đấy là năm lớp mười hai trường Bồ Đề Qui Nhơn. Tôi là con gái lơ ngơ đi lạc vào trường Bồ Đề. Tôi học ở trường Bồ Đề Qui Nhơn đúng 1 năm. Và kỷ niệm tôi nhớ về khung cửa sổ vô kỷ luật ở trường Bồ Đề Qui Nhơn năm lớp mười hai là giọng nói rất đáng nhớ của ông và một bầy con trai qủi sứ ngồi lô nhô dãy bàn sau chỉ luôn chực chờ chòng ghẹo vạt tóc và lưng áo rịn mồ hôi của tôi. Khi tất cả chỉ còn lại là kỷ niệm, tôi thấy qủi sứ Bồ Đề và giọng nói của chàng thầy trẻ ngày ấy sao đều rưng rức hồi ức ngang nhau.
Chàng thầy trẻ dễ mến ấy tên là [b]Huỳnh Hữu Dụng[/b]. Ông là một giáo sư sử địa nổi tiếng của trường nam trung học công lập Cường Để và một số trung học tư thục thành phố Qui Nhơn khoảng những năm cuối thập niên 1960 đến 1975.
lê thị bảo khanh
Chào admin của cuongde.org
Tôi từng là cư dân Qui Nhơn, chỉ là thân hữu chứ không phải cựu Cường Để. Hi vọng admin và các bạn cuongde.org chấp nhận cho cái phóng khoáng của người viết khi lơ là với chính tả, các con dấu, và ngôn ngữ đời thường.
Rất cám ơn bài viết của anh Nguyễn Sĩ Hạnh với chữ “Rạt Gáo” đã là chất xúc tác cho tôi viết thành khúc trên
bk.
Chị Bảo Khanh mến,
Cám ơn chị, con đầu của Thầy Dụng, Huỳnh Hữu Qui Nhơn,là trong vòng thân quen. Kỳ vừa rồi đi Mỹ ([url]http://www.cuongde.org/index.php/tapghi/81-nsh/789-i-m[/url]) tôi có gặp. Chỉ tiếc là không có thì giờ để lại thăm Thầy Dụng và một vài Thầy khác ở lòng vòng vùng San Jose.
Hi vọng sẽ được đọc những bài viết mới của chị!
H.
Chị Bảo Khanh kính mến,
Thật vui được đọc bài của chị ở đây!
Bạn Nguyễn Sĩ Hạnh và chị nhắc đến [i]rạt gáo[/i]. Nhất là “tao [i]cho zéro rạt gáo [/i]hết á” & (quýnh [i]rạt gáo [/i]hết á”. Em không thể nhịn cười dù em chẳng nhớ đến thầy Dụng thường hay xài chữ này.
Bài “Đêm ở Ga Diêu Trì” của chị thật hay và thật cảm động!
Chào Nguyễn Thành Vân,
Nhờ anh Nguyễn Sĩ Hạnh mà tôi nhớ ra cụm chữ “rạt gáo” của thầy Dụng hay xài. Thầy Dụng dạy Sử Địa hay và ưa chơi chữ lắm, nên giờ học của thầy rất lôi cuốn.
Xin lỗi là tôi không viết bài “Đêm Ga Diêu Trì”. Của tác giả nào khác đấy ạ
bk
Chị Bảo Khanh mến,
Đọc khúc văn hay trên của chị, tôi tưởng đến một người chị cũng tên Lê Thị Bảo Khanh,thường viết những chuyện hay, trong đó có câu truyện “Một đêm ơ Ga DT”. Không những trùng tên mà còn trùng thêm cái tài viết văn hay nữa.
Thành thật xin lỗi và mong được đọc bài của Bảo Khanh!
Mến,
NTV
Thanh Vân thân.
Bài “Đêm Ở Ga Diêu Trì”, đăng trong DSCD là của chị Tôn Nữ Bảo Khanh, chị còn có biệt danh là 13 – 12(13 – 12 viết tháu nhin như chữ BK). Chị là cháu gọi thi sĩ Hàn Mặc Tử bằng câu ruột. Hiện đinh cư tai Dallas, TX Hoa Kỳ.
nmad
Anh Dân, anh có soft copy của bài này không?
admin
“Tìm Thông Tin Về Thầy Huỳnh Hữu Dụng”
Hồi còn ở trung học đệ nhị cấp tại một tư thục ở Qui Nhơn, tôi học với thầy Huỳnh hữu Dụng chỉ được một năm thôi. Về sau, thầy làm Giám Đốc Sở Giáo Dục Bình Định, tôi là một giáo viên thuộc SGD. Bình Định, nhưng tôi cũng không có cơ hội để gặp thầy nhiều…
Dầu vậy, kể từ ngày học thầy cho đến nay chưa bao giờ tôi quên được thầy…
Sở học của thầy uyên thâm quá! Đến nay đã mấy mươi năm rồi ấn tượng về sở học của thầy cứ đậm mãi trong tôi và ngày càng đậm thêm lên, nhất là những khi có dịp đi các vùng của bờ Đông, bờ Tây, và miền Trung đất nước Hoa Kỳ này… Sở học của thầy uyên thâm quá! Những gì thầy giảng về địa lý Hoa Kỳ cứ hiện lại trong tôi rõ như in…
Ngày 30.03.1975 là ngày cuối cùng tôi gặp thầy tại bậc thềm bước lên văn phòng SGD. Bình Định của thầy. Thầy đứng đó, cây viết trên tay… Chung quanh thầy, bao nhiêu người đang lao xao kiếm tháng lương cuối cùng của mình trước khi bỏ Qui Nhơn mà đi…
Tôi đã lãnh lương xong trước đó vài tuần, tôi cũng chưa biết phải đi đâu, làm gì nên tôi không cần nhờ thầy ký tài liệu, chứng nhận gì cả.
Thầy đứng đó,mắt vẫn sáng, dáng vẫn thẳng, nhưng đôi mắt thầy buồn lắm. Tôi đến trước mặt thầy, hỏi:
– Thầy chưa đi sao?
Thầy chậm rãi với tôi, giọng buốn buồn:
– Đi đâu bây giờ? Đi đâu bây giờ nữa hả anh? Sài Gòn sẽ mất chỉ là chuyện tính từng ngày…
Rồi những tháng năm sau đó tôi nghe nói thầy chịu nhiều cơ cực lắm, tôi cũng vậy, và tôi đã không giúp được gì cho thầy hết, và đến bây giờ tôi vẫn chưa một lần gặp lại được thầy…
Thầy tôi còn sống không? Sức khỏe thầy tôi ra sao? Ai nuôi thầy? Thầy tôi đang ở dâu? Có ai biết xin chỉ giùm cho tôi vơi!
Xin cám ơn nhiều.
(Mục Sư Đoàn Nhật Tân, http://www.iblministry.com, [email protected])
Welcome to CuongDe.org!
Theo tôi biết thì Thầy Dụng hiện sống ở San Jose.
Tôi đã chuyển lời bàn tới gia đình Thầy Dụng
H.
Đoàn Nhật Tân
Cho hỏi câu này. Nếu sai thì xin lỗi he
Có phải Đoàn Nhật Tân ngày xưa học lớp 12, ngồi sau lưng một cô nàng cũng tên Tân. Rồi hình như hai người “cua” nhau 🙂
“Biết Trả Lời Sao…”
Xin thưa…
Câu hỏi của Anh (Chị) nghe giông giống tình trạng của chúng tôi hồi đó quá! Chỉ khác một điều là cái tên của “cô nàng” là Diệu, Trần Thị Diệu, chứ không phải là Tân! (Vì vậy chẳng biết người mà Anh/Chị đang nói có phải là chúng tôi hay không…).
Cho đến ngày 22.06 này chúng tôi sống với nhau tính được ba mươi chín năm. Chúng tôi có được hai đứa con trai đã lớn (Có gia đình riêng), và một cháu nội gái vừa lên bốn tuổi. Cả gia đình chúng tôi đều sống ở Sài Gòn, Việt Nam. (Nhưng hiện giờ chúng tôi đang ở Lake Lure, NC 28746, đến 13.07 thì về lại bên nhà).
Cám ơn câu hỏi của Anh (Chị).
Thân ái,
40 năm sau …
Kể ra thì đúng là chỉ có một Đoàn Nhật Tân. Và kể ra thì đúng là có “Một” trường hợp trí nhớ hy hữu để tôi nhớ ra Đoàn Nhật Tân. Xin lỗi Diệu. Và chia vui hai ông bà đã son sắt tình yêu đến thế.
Mà bây giờ ông lại thành Mục Sư. Tôi cũng xin chúc mừng ông trong chức vụ lãnh đạo tinh thần.
Đoàn Nhật Tân ngày đó … thi cũng là phó bản của thầy Huỳnh Hữu Dụng. Thầy và trò đối đáp cũng linh hoạt. Trong lớp Đoàn Nhật Tân nổi tiếng học giỏi,giỏi đều các môn, học sinh giỏi của các thầy Vương Ngọc Tấn, thầy Tài, thầy Dụng, thầy Ba dạy Triết nữa.
Nhưng Đoàn Nhật Tân đặc biệt là có cái màn cua Diệu rất là độc đáo. Diệu ngồi ngày đầu bàn hai của phe con gái. Tân ngồi ngay đầu bàn ba của con trai. Hai người cua nhau ngay trong lớp trước mặt mọi người. Ngày đó chắc bọn tôi khóai xem xi nê hai người đóng với nhau trong lớp …
Viết dài quá coi chừng bị Ad min cúp
Để rảnh vào tám tiếp
À hai ông bà không ở lại đi Đại Hội Liên Trường ở California ngày 15/7 rồi hãy về Việt Nam
“Vui Quá”
(Tối nay tôi vui, vui lắm… Tôi và nhà tôi nhìn nhau cười. Tôi vừa cười vừa lắc đầu, “Thầy Dụng vẫn là Thầy Dụng…”).
Thầy ơi! Em mừng lắm vì cứ theo phong cách nói bằng văn viết của Thầy thì Em có thể đoán được là Thầy đang sống vui, ít nhất thì cũng là sống thỏa lòng. Vậy là được rồi Thầy ơi!
Vài tuần trước em có sang bên bờ Tây, có đến làm việc gần thành phố nơi Thầy đang sống. Tiếc quá, bữa đó chưa biết chứ không thì hai đứa tụi em đã có thể gặp để chào Thầy rồi.
Xong việc là tụi em phải về nước ngay, bỏ đi mấy tháng rồi. Mà như vậy thì cũng vừa đủ mà thôi, vì em phải đứng giảng hai seminars liên tiếp trong hai tuần đầu tháng Tám.
Nếu được, Thầy cho em vài chữ bằng email để em có thể giữ liên lạc với Thầy; Thầy nhé!
Học trò của thầy,
(Mục Sư Đoàn nhật Tân, [email protected], http://www.iblministry.com)