Trang sinh hoạt của Cựu Giáo Sư và Học Sinh trường Trung Học Cường Đễ Qui Nhơn

Cơn nắng khô

Lê Trầm Cung

Tôi ôm xách tay nhảy xuống bên lề đường. Người lơ xe hô to chạy đi. Chiếc xe đò nặng nề chuyển bánh rồi mất hút trong đám bụi lỏ lại sau. Tôi đi xuốg con đường đất nhỏ trước mặt nằm giữa hai đám ruộng dẫn vào trong xóng. Ánh nắng chói chang của buổi làm tôi thấy nhức đầu, nhớ lại mùi xăng trong xe và tiếng máy nổ rầm rầm làm tôi như chực muốn ngã xuống đất nằm cho đỡ mệt. Vào đến xóm nhà tranh núp dưới bóng những cây bông gòn cao rồi đi xuống phía dưới một khoảng tôi nhận ra căn nhà quen thuộc của chị Hải. Cây dừa cong thân nằm sát mặt đất ở phía bên phải, hàng rào tre thấp nghiêng ngả. Bóng cây dừa phủ xuống nền sân đất mát rượi tọa cho căn nhà một vẻ yên tĩnh giữa những tiếng động rời rạc nơi đây. Tôi bước vào nhà. Đứa con gái đầu của chị Hải đang ngồi chơi với cái lò, mấy cái lon đồ hộp nhỏ trong một góc nhà nhìn ra. Thấy tôi Thiết nhảy lên :

-“A! Cậu Huy”. Thiết quýnh quáng nói được bấy nhiêu rôi chạy thẳng ra cửa sau vừa chạy vừa la to :

-“Má ơi! Cậu Huy xuống kìa má”.

Tiếng Thiết nhỏ dần rồi mất hút. Tôi đặt xách ngồi xuống giường tự nhiên

cảm thấy một nỗi vui nào đó dâng nhẹ trong lòng. Có lẽ vì nỗi vui nào đó dâng nhẹ trong lòng. Có lẽ vì nỗi mừng rỡ của đứa cháu gái làm cho tôi như được vuốt ve mơn trớn trong một thứ tình cảm êm dịu nào đó. Tôi ngồi đợi một lúc sau thì chị Hải với Thiết vào nhà.

Chị đứng sựng lại nơi cửa cười với tôi:

-Ủa em mới xuống hả Huy?

-Dạ, Chị làm gì ở sau đó?

-Lo ươm mấy cây bông cúc của anh Hai mới xin về vô trong chậu.

Tôi đùa với chị:

-Chà, mới bây giờ mà đã lo bông tết rổi hả?

Chị Hải cười. Tôi chợt nhận thấy gương mặt chị đổi khác hơn nhiều, loáng thoáng một vẻ khô héo và mỏi mệt trên những lớp nhăn nhỏ hiện ra ở chuôi mắt và trên đôi gò má lõm xâu. Giờ đây tôi mới có ý nghĩ lạ lùng rằng chị đã là một người đàn bà. Hình ảnh của chị Hải thời con gái tươi mát chợt biến mất trong tôi. Tôi rùng mình vì sự thay đổi ghê gớm đó.

Thấy tôi nhìn chị hơi lâu, chị Hải cũng lấy làm lạ, chị tới ngồi gần bên tôi hỏi lãng:

-Má mạnh chứ Huy? Em nghỉ học hay sao mà lên đây?

-Cách đây mấy ngày má có hơi ho ho thôi vì trời đổi gió chứ không sao cả. Em nghỉ Quốc Khánh được một tuần, em xin má lên chời với chị ít ngày rồi về.

Tôi lục trong túi xách lấy ra các gói đồ đưa cho chị:

-Má gửi cho thằng con chị 2 bộ đồ mới rồi hôm nào tết mặc về dưới cho má ngắm. Còn một gói đồ hộp bánh kẹo cho con Thiết mà lật đật đi em quên mất.

-Đồ hộp Mỹ trên này cũng nhiều lắm. Ngoài chợ bán rẻ các thùng mà ít ai mua. Con Thiết nó cũng ngán lắm rồi.

Chị Hai nói tôi cởi đồ ra thay rồi nghỉ cho đỡ mệt.

Thấy con Thiết nãy giờ đứng im bên cạnh mẹ tôi vuốt đầu Thiết hỏi chị:

-Con Thiết năm nay học lớp mấy quên rồi chị Hải?

-Lớp 2 đó, nó mới có bảy tuổi mà cao nhong nhỏng, Thiết cười, ưỡn ẹo làm nũng mẹ. Tôi cảm thấy mệt nằm vật xuống giường. Chị Hải đứng dậy nói:

-Nằm nghỉ chút đi rồi ảnh Hai về.

-Ảnh đi đầu vậy?

-Đi mua gạo mà tận hồi trưa tới giờ.

Tiếng chân chị Hải xa dần, con Thiết đứng tần ngần một hồi rồi lại chơi với mấy cái lô đất trong góc nhà. Tôi nằm trong yên tĩnh. Cố gắng không nghĩ ngợi, xua đuổi những cảm giác lờ mờ trong trí như những sợi khói. Nỗi mệt mỏi lúc này trở lại đè nặng lên từng thớ thịt. Tôi nhắm mắt cố ngủ.

Chập chờn một hồi tôi chợt tỉnh dậy nghe có tiếng anh Hai nói chuyện với chị Hải phía sau. Tôi còn chưa muốn ngồi dậy, mộc lúc anh Hai đi lên cười với tôi:

-Ngủ đã chưa? Đi đường chắc mệt lắm hả?

-Dạ cũng sơ sơ thôi, anh mới về?

-Về hồi nãy thấy cậu ngủ không dám kêu.

Tôi nói với anh vài câu qua loa rồi ra sau rửa mặt. Bóng tôi đọng lại từng khối trong các lùm cây hiện rõ giữa khoảng trời lờ mờ. Chung quanh thật yên lặng, thỉnh thoảng vài cơn gió mát thoáng qua mang theo tiếng lao xao của lá cây. Nước lạnh làm tôi tỉnh hẳn người.

Thấy khô cổ, tôi múc nước uống trong chậu nhỏ đậy nắm kế bên làm gần nửa gáo. Trong nhà chị Hải đã dọn cơm ánh sáng vàng mủ của hai cây đèn dầu nhỏ soi trên mâm cơm bốc khói.

Tôi nhìn thấy món cá rô nướng bên cạnh chén nước mắm gừng. Tôi thầm mỉm cười với ý nghĩ chị Hải đã lo làm món này mỗi khi tôi lên đây. Tôi cảm thấy vui sướng, một nỗi vui sướng nhẹ nhàng.

Bữa cơm kéo dài trong không khí đầm ấm. Tôi bắt anh Hai kể những chuyện đánh nhau trên này. Anh có lối kể chuyện thật hai tôi nghe mà có cảm tưởng như mình đang dự vào cuộc chiến. Tôi vẫn thích nghe những chuyện như thế để thấy rõ không khí chiến tranh mà mình xem như những bí ẩn cần được khám phá. Đối với tôi những trường hợp hiếm có thấy mình thực sự đứng giữa không khí lửa khói chỉ làm cho tôi thích thú hơn là gợn nên những ý niệm về chết chóc, khổ đau. Dân thành phố mà ai chẳng vậy nhất là đối với những thằng như tôi, nghe tiếng lính tráng như một nỗi chờ đợi và chiến tranh cần phải làm quen.

Cơm xong, anh Hai ngồi nói chuyện với tôi một lúc rồi ôm mền, xách súng vào đồn ngủ. Tôi hỏi sao đi sớm vậy anh nói:”Gần Quốc Khánh sợ tụi nó làm ẩu nên phải vậy, chớ lâu ngày cậu lên chơi phải ở nhà chớ”. Tôi cười: “Không sao còn lâu mà!” Thấy còn sớm tôi nhắc ghế ra ngồi đằng trước nhà. Phía trước đám ruộng chìm trong trong bóng tối. Mọi vật yên tĩnh, những náo động của sinh hoạt bàn ngày đã trôi qua nhường lại cho cảnh sinh hoạt về đêm, nhưng cảnh sinh hoạt về đêm ngày nay là không khí ngột thở đè ngặng. Nỗi bất trắc rập rình từng phút từng giây. Người dân nỗi tiêp snhững lo âu thường trực đến quen thuộc sau những mệt mỏi vì cuộc sống. tiếng súng nổ rời rạc và báo hiệu một bầu không khí chết sắp bắt đầu. Tôi nghe tiếng đống cửa rào sột soạt của mấy căn nhà gần bên. Có người gọi nhau đi ngủ. Thức để làm gì nhỉ? Ngủ sớm cũng phải dẫu như gà cũng được. Ngủ để giải tỏa hết mọi lo âu khỏi phải chờ đợi gì cả và ngủ để có thể dễ dàng đón tiếp tai họa không thấy trước. sống với cơn mơ ban đêm cũng là tìm kiếm lại một chút sung sướng đã lãng quên ngoài đời. Tôi nghĩ tới hình ảnh thành phố tôi đang sống. những sinh hoạtd diêm khác biệt hẳng, thiên hạ vẫn sống vẫn vui với khung cảnh hòan toàn bình yên. Không khí chiến tranh phảng phất như những màng sơng mỏng. Dân ở đó nghe thấy tiếng súng nhỏ đã sợ hãi lo âu. Người ta có nhắc đến chiến tranh nhưng không tưởng tượng nổi những gì ghê gớm nhất do nó gây ra.

Chị Hải kêu tôi vào đóng cửa lại. Tông lăng lặng nhấc ghế vào nhà. Chị Hải ngồi trên giường hát nho nhỏ ru con. Thiết ngồi dựa lưng vào giường chăm chú vào quyển sách tập đọc dầy hình vẽ. Tôi đến ngồi gần bên chị vén hé mùng xem mặt thằng cháu. Thằng nhỏ đang ngủ, ánh đèn hắt nhẹ vòa mùng, tôi thấy gương mặt ngắn vì hai má đầy thịt phình ra, chợt tôi thấy xúc động lạ với hình ảnh này, một đứa trẻ sơ sinh nằm ngủ trong noi với hơi thở đều đặn còn gì đẹp hơn, hay hơn nữa. Tôi khép mùng sợ muỗi vô. Chị Hải hỏi tồi về chuyện làm ăn của ba má với nmấy người bạn của chị tôi thường gặp không. Tôi nói lâu quá rồi em cũng quên. Con Thiết 7 tuổi là 7 năm rồi còn gì. Mấy người đó chắc cũng có chồng lính như chị rồi đâu hết. Chị Hải nghe tôi nói vậy thì cười – Bộ ai cũng phải lấy lính hết sao? Tôi nói: Bây giờ con trai cỡ này cưới vợ được ai mà không lính.

Tôi nghĩ tới hồi chị Hải mới lấy chồng được mấy tháng anh Hai đã đổi vào tận sông Mao, sanh con Thiết trong đó rồi đổi ra lại ngaòi này cho tới bây giờ luôn. Hồi chị mới về nhà lần đầu ai cũng nhận không ra, chị ốm và đen nhiều. Ba tôi nói sợ chị biến thành người Chàm luôn rồi chớ. ở nhà đựoc mấy tháng đỡ đỡ rồi chị cũng di. Anh Hai nhớ con về hoài không có giấy phép nên bị phạt liên miên. Riết rồi không về được nữa chị Hải nhớ ảnh, ẵm con ra ngoài này luôn cho đến bây giờ. Mấy lần ba má tôi bảo về vị sợ ngoài này nguy hiểm nhưng chị nói về nhà thấy ba má khổ chị không thích. Chẳng thà ở ngoài này lấu có nhớ về thăm được rồi. Lúc chị đi đi về về tôi còn nhỏ không biết gì hết, trong chị đi cho rồi ở nhà làm trời cho sướng. sau lớn lên tôi mới thấy thiếu thiếu cái gì khi nhớ tới chị.

Những hình ảnh thời thơ ấu sống dậy mãnh liệt và đã một thời gian dài tôi sống quanh quẩn những kỷ nniệm đó. Bây giờ nghĩ đến chị với những ý nghĩ tôi thấy thương chị thật nhiều ngày tháng qua bên cạnh chồng con làm chị xa dần quá khứ mà đẹp nhất là thời con gái tươi mát của chị. Dẫu bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại, đôi lúc chị cũng cho tôi thấy chị nuối tiếc dĩ vãng mà chị không thể rời xa. Đối với tôi, tôi giữ mãi bóng chị không xa tôi, để tôi tìm kiếm dễ dàng tình thương trọn vẹn nơi chị.

Tiếng muỗi bu quanh chỗ tôi ngồi mỗi lúc thật nhiều. Tối nói buồn ngủ rồi đi năm. Tôi bỏ mùng nghe nỗi yên lặng chung quanh mìh, giấc ngủ kéo đến rất dễ.

Tôi chợt giật mình tỉnh dậy vì tiếng đạn nổ lớn nghe như thật gần. Tiếp theo nhiều tiếng đạn nhỏ nổ liên tiếp, nghe như thật gần. Tiếp theo nhiều tiếng đạn nhỏ nổ liên tiếp, nghe rõ từng tiếng rít rợn người. Hai ba tiếng đạn lớn nlại nổ. tôi lo ngại không hiểu dánh nhau nơi nào mà nghe dõ quá. Thằng con chị Hải thức giấc khóc ré lên, tiếng chị Hải ngái ngủ ờ ợ đõ con. Tôi biết chị đã thức hỏi vọng vào trong.

-Chuyện gì mà bắn nghe gấn quá chị Hải?

Giọng chị bình thản, vẫn trong cơn ngái ngủ.

-Chắc lại pháo kích gì đó chứ gì?

-ở đâu không biết nữa?

-chắc phía trên, nghe vậy chớ không sao đâu ngủ đi, hai ba đêm có vậy đó. Sáng nay hãy
hay.

Tôi ngạc nhiên vì vẻ bình thản của chị. Tôi nghĩ có chuyện gì thì xui cho mình quá. Càng lúc tiếng đạn càng dồn dập hơn, tôi phân biệt được âm thanh dòn dã của súng đại liên mà thôi. Hai ba trái hỏa châu được bắn lên sáng rực. Màu sáng vàng xuyên qua những khe hở vạch những đường dài xuống nên nhà. Tôi nhìn thấy bóng cây dừa cong bên ngoài được thắp sáng. Mơ hồ đậu lại ở đó cũng khô héo và nóng bức. Chiếc xe đò chạy qua tung đám bụi ra sau hành khách trên xe nhốn nháo nhìn về mấy cái xác. Tôi hớp một ngụm nước, nước đá nổi lên trên lạt lạt làm tôi thấy lợm giọng. Tôi nhìn màu đỏ sậm của ly nước, hình ảnh những vết máu trên vạt áo đen của mấy các xác chết chở lại. Tôi hối hả trả tiền rồi đi khỏi nơi đó. Tôi muốn chạy trốn những ý nghĩ về mấy các xác chết. “Không nghĩa lý gì cả, mấy các xác đừng hạnh hạ người ta! Không nghĩa lý gì cả”. Tôi bước như chạy, bóng nắng đổ xuống trước mặt. Những người và nhà cửa thoáng qua mặt tôi lờ mờ. Tôi thấy con đường trước mặt dài mệnh mông. Tôi vẫn bước như chạy. Trong đầu óc vẫn lẩm bẩm: Không nghĩa lý gì cả! Không nghĩa lý gì cả !!!

Nguồn : Đặc san Khơi nguồn -Cường Để

Lê Trầm Cung

   Số lần đọc: 2368

BÌNH LUẬN

Vui lòng viết bình luận của bạn
Vui lòng điền tên của bạn ở đây

Bài Cùng Tác Giả