Trang sinh hoạt của Cựu Giáo Sư và Học Sinh trường Trung Học Cường Đễ Qui Nhơn

Hai Trái Ổi

Sáng nay, mở máy vi tính nghe được bài Ngày Xưa Hoàng Thị do anh bạn từ Toronto chuyển. Thái Thanh hát. Bài hát đưa tôi về lại những năm đầu học y khoa mà tôi ngụ ở Đại Học Xá Minh Mạng, Chợ Lớn. 

Thuở ấy, anh Nguyễn Xuân Quang, trên tôi vài lớp, chiều nào cũng đặt chiếc máy cassette của anh trước hè Đại Học Xá và mở lớn bài NXHT này để nghe giọng Thái Thanh. Bài hát thật hay, gợi nhớ những ngày tháng trung học của chúng tôi nơi thành phố biển Quy Nhơn. Cũng có những chiều tan học, anh theo em về trên con đường Tăng Bạt Hổ.

Ngày ấy nàng học đệ tứ, tôi đệ tam. Mỗi lần thoáng nhìn thấy bóng dáng nàng dù là từ xa, tim tôi đã bắt đầu đập mạnh. Tan trường, chúng tôi cùng ra về trên con đường Tăng Bạt Hổ nhưng chưa bao giờ tôi dám đi sánh vai với nàng. Tôi cứ đi cách phía sau một khoảng xa. Có lúc nàng đi chậm lại, có ý chờ tôi bắt kịp, nhưng cậu nam sinh trung học vẫn cứ e dè không dám đi cùng. Đi sau nàng tôi được tự do ngắm nàng. Dáng dấp nàng mảnh mai, tóc ngang vai. Chiếc áo dài trắng may hơi rộng eo, mái tóc hoe vàng, chiếc cài có gắn chút thủy tinh lóng lánh, chiếc áo len đỏ trong mùa lạnh…

Có nhiều buổi chiều tan trường, tôi đi nhanh ra về trước, vào nhà thảy chiếc cặp trên bàn học, chạy vội ra balcon nhà bác tôi, ngồi chờ nàng băng ngang góc đường Võ Tánh-Tăng Bạt Hổ. Nhìn nàng nhẹ gót băng ngang đường trong mười mấy bước cũng làm cho tôi ấm lòng. Giờ nầy, có lúc tôi tiếc sao tôi có máy ảnh mà lại không nghĩ đến chuyện chụp cho nàng một tấm hình, khi nàng xách cặp đi bộ qua góc đường. Dù hình ảnh cô nữ sinh áo trắng vẩn còn hằn rõ mồn một trong trí tôi nhưng tôi tôi tự nhiên lại muốn có một tấm hình của nàng.  

Cách đây không lâu, nhắc chuyện cũ thời học sinh, tôi hỏi Bạch Yến:
– Hồi đó anh thường về sớm ngồi trên balcon nhà bác anh, nhìn em băng ngang đường Võ Tánh, em có biết không? 
Bạch Yến thật sự ngạc nhiên:
– Anh có làm vậy sao? Sao hồi đó anh không nói cho em biết? Nếu em biết, em đã quay lại nhìn anh hay vẫy tay chào anh, hay mỉm cười với anh. 
– Em dám làm vậy sao? Em không sợ mấy cô bạn của em trêu em sao?
Nàng cười tự tin:
– Ai mà trêu em?  Trâm Anh, Phương, Ẩn đều là bạn thân của em, biết chuyện của chúng mình thương nhau, bao giờ cũng che chở cho em, làm sao có thể trêu em được.
– Vậy còn mấy nam sinh và mấy giáo sư trường mình trồng cây si với em thì sao?
– Người ta đã trồng cây si thì đâu dám trêu người mình thương.    
Nàng hỏi lại tôi:
– Mà sao hồi đó anh nhát như thỏ vậy?  Anh về cùng đường với em mà chẳng bao giờ dám đi ngang hàng với em?
Tôi bối rối:
– Hồi đó, thật tình anh không sợ em mà sợ bọn bạn trai quỷ quái của anh trêu chọc anh thôi. Chúng mà biết anh đi chung với em thì chúng đồn rùm beng ở trường, quê lắm.

Thật vậy, chúng tôi vừa quen nhau là bọn bạn tôi đánh hơi ra ngay. Những buổi trại hướng đạo cuối tuần là những thời gian tôi bị chúng chọc ghẹo nhiều nhất. Chúng loan tin và thêu dệt cho màu mè để cười với nhau. Có lần tôi đi phố Gia Long về đi ngang nhà Nguyễn Thị Vân Nga, bạn học lớp tôi, tôi chợt nghe tiếng gọi của con gái vang lên từ trong nhà, “Bạch Yến, Bạch Yến!”. Chỉ hai chữ Bạch Yến không thôi cũng đủ làm tôi bước mau để tránh tiếng trêu chọc ấy từ cô bạn láu lỉnh Nguyễn Thị Vân Nga. Ngày ấy Vân Nga cũng có một mối tình đẹp với một bạn thân của tôi, mà hai người cũng giấu kín đến nỗi tôi không hề biết cho tới khi chúng tôi lên đại học. Mối tình đầu Nguyễn Thị Vân Nga-DT. ấy không may mắn, suông sẻ như mối tình đầu của chúng tôi.

Chúng tôi thỉnh thoảng nhắc chuyện tình yêu học trò để cười với nhau. Một ngày gần đây, tôi vào bếp, thấy Bạch Yến đang nấu ăn, tóc cài chiếc cài màu vàng gần giống chiếc cài thuở đi học. Tôi lại gần hôn lên mái tóc và hỏi nàng:
– Sao hồi đi học, lúc em đi về trên con đường vắng Tăng Bạt Hổ anh không chận đường em, trao em một cánh hoa hay lại gần hôn đại lên má em một cái để em về hết học bài được nhỉ? 
Nàng cười tươi, bỉu môi:
– Đi gần còn chưa dám đi đừng nói đến chuyện hôn. 
– Nhưng nếu hồi đó anh bạo mà hôn em thì em về có mét với mẹ em không? 
– Sao lại mét, cứ để mặt vậy mà ngủ, không rửa.
– Rồi làm sao tỉnh nổi để học bài?
Nàng cười:
– Vừa học vừa mơ…

Năm 1961, một cuối tuần không có trại hướng đạo, chúng tôi, năm bảy nam sinh rủ nhau về quê Tân An của hai bạn Trần Quốc Ưng và Trần Thị Oanh chơi. Tân An cách Quy Nhơn khoảng 25 km trên quốc lộ 1. Chúng tôi dùng xe đạp, thay phiên đèo nhau đi, như những ngày cắm trại hướng đạo ở đồng quê. 

Má của Trần Quốc Ưng rất dễ thương. Mỗi lần chúng tôi đến thăm đều được bà đãi ăn đủ thứ bà nấu, nhất là trái cây trong vườn bà. Hôm ấy, mấy cây ổi và vú sữa sum sê trái, đang chín tới.  Chúng tôi được phép ăn thỏa thích.  Đang leo trên cây ổi tôi chợt nhớ đến Bạch Yến. Chẳng có ngày nào, đêm nào hay những giây phút vui nào mà tôi quên nàng.  Bóng dáng cô nữ sinh lớp đệ tứ cứ như lẩn quẩn bên tôi, chợt đến chợt đi, khuôn mặt sáng rực, đôi mắt trong sáng, cái nhìn dịu dàng, thân ái… 

Tôi chọn và hái hai trái ổi khá lớn, còn xanh, cùng một cành, có thêm vài chiếc lá để mang về tặng người thương. Ngồi dưới gốc ổi, tôi dùng gai nhọn nắn nót khắc lên mỗi trái ổi hai chữ HYẾU & BẠCH YẾN.  Khắc xong tôi gọi Nguyễn Văn Tần, bạn cùng lớp và bạn hướng đạo, lại gần nói nhỏ:
– Tần nầy, mình nhờ bạn một chuyện. Chiều nay bạn mang hai trái ổi nầy về tặng cho Bạch Yến hộ mình được không? 
Tần cười hề hề:
– Dễ mà! Bạn đưa đây. Tui hứa sẽ làm tròn sứ mạng bạn giao phó. Mà nói với Bạch Yến sao đây?
– Thì cứ nói có ai gởi cho Bạch Yến hai trái ổi nầy. Ngắn gọn vậy thôi. 

Gởi được cho Nguyễn Văn Tần hai trái ổi tôi thấy nhẹ người.  Hồi đó, tôi hơi ngán ông thân sinh của Bạch Yến dù ông chưa bao giờ khó khăn với tôi. Nguyễn Văn Tần ở ngay trước nhà Bạch Yến ở đường Lê Lợi, thường sang nhà Bạch Yến chơi vũ cầu với người cậu học cùng lớp Bạch Yến tên Bùi Mai. Tánh Tần nhanh nhẩu, chưa biết tán gái nên không e dè, có tật giật mình như tôi.

Đêm đó, tôi hồi hộp, không biết Nguyễn Văn Tần có trao lại cho Bạch Yến hai trái ổi không và Bạch Yến phản ứng ra sao. Sáng hôm sau, gặp nhau ở trường, Nguyễn Văn Tần không đợi tôi hỏi, nháy mắt ra dấu cho tôi biết là đã trao cho Bạch Yến rồi. Tôi muốn hỏi Tần phản ứng của Bạch Yến ra sao nhưng trước đám bạn sẵn sàng nghe chuyện tình để chế diễu, nên tôi làm thinh. Với dòng thời gian, chuyện tình của chúng tôi êm xuôi, tốt đẹp. Tần vào Hải Quân và lập gia đình với một bạn nữ cùng lớp tôi. Gặp nhau lại tháng 6 năm 1997, tại Houston trong một ngày hội ngộ trường trung học Cường Để của chúng tôi, tôi nhắc chuyện cũ về hai trái ổi. Tần chẳng nhớ gì cả, ngạc nhiên:
– Thế à? Vậy là hồi đó tôi làm chim xanh cho cặp Hiếu và Bạch Yến nầy đấy à? Vậy thì hai ông bà phải đãi Tần nầy một chầu thật lớn mới được.

Có một lần tôi hỏi Bạch Yến về chuyện hai trái ổi:
– Chiều đó Nguyễn Văn Tần đến trao cho em hai trái ổi anh tặng, Tần nói sao?
– Tần nói bà Yến ơi, có ai gởi cho bà cái nầy nè. Em đưa tay nhận hai trái ổi, chưa kịp nói gì thì Nguyễn Văn Tần đã biến mất.
– Khi Nguyễn Văn Tần đưa ổi em đang làm gì và ở đâu?
– Lúc ấy em đang học bài. Có bốn năm người học chung một bàn. 
– Không ai hỏi gì sao?
– Liếc thấy tên anh và tên em trên hai trái ổi, tim em đập mạnh, em giấu ngay hai trái ổi dưới bàn. Em biết ngay là của anh tặng. Chị Bạch Liên, chị Nguyễn Thị Phó cũng đoán vậy, chỉ cười chứ không hỏi em điều gì, sợ em quê. 
Bạch Yến hỏi lại tôi:
– Anh còn nhớ ngày anh tặng em hai trái ổi không?
Tôi ngẩn ngơ:
– Làm sao nhớ được. Năm nào anh cũng không nhớ nữa huống hồ ngày tháng. 
– Em nhớ. Ngày 26 tháng 3 năm 1961. Ngày ”Người Cày Có Ruộng”
Tôi bật cười lớn vì đầu óc tiếu lâm của tôi khi nghe bốn chữ Người Cày Có Ruộng. Nhưng quả thật tình cờ, ngày ấy là ngày Người Cày Có Ruộng thời tổng thống Ngô Đình Diệm. 
Tôi hỏi Bạch Yến:
– Đêm nhận hai trái ổi của anh, cảm giác của em ra sao?
– Em chui vào mùng, đem hai trái ổi ra xem lại tên hai đứa, thấy ấm lòng, ôm hai trái ổi ngủ với mộng đẹp…

Bạch Yến ra công giữ hai trái ổi thật kỹ. Chúng tôi lên đại học. Khi Bạch Yến tốt nghiệp Dược Khoa, chúng tôi làm đám cưới. Năm 1978, trước khi tôi quyết định một mình vượt biển, Bạch Yến đem hai trái ổi đã khô ra nhắc kỷ niệm cũ.  Tên hai đứa vẫn còn đọc được sau 17 năm. Mấy tháng sau, khi Bạch Yến và ba con tôi vuợt biển đi Hong Kong, hai trái ổi được để lại cho ông bà ngoại giữ ở Sài Gòn.

LTS.: Hai trái ổi ngày nay!

Hôm nay, vắng bệnh nhân, tôi ngồi nghe bản NXHT và muốn ghi vội đôi dòng để dành cho con cháu đọc. Mấy bạn thân của tôi, biết chuyện hai trái ổi, thường trêu Bạch Yến về hai trái ổi trong những lần hội họp bạn bè. Có lần Nguyễn Cửu Phi Long vừa cười vừa nói, ”Bà Yến à, nhờ hai trái ổi đó mà bây giờ hai ông bà qua mặt chúng tôi, có đến sáu cháu ngoại rồi, còn tôi chỉ mới có một cháu nội thôi”. Phi Long nổi tiếng tiếu lâm. 

Nguyễn Trác Hiếu
Orlando, July 15, 2009

   Số lần đọc: 3787

26 BÌNH LUẬN

    • re:
      [quote=Nặc danh]Hai anh chị này trông giống tài tử Hong Kong ghê![/quote]
      Cảm ơn bạn ND. Nhiều bạn bè chúng tôi nói giống tài tử Hàn Quốc, khá hơn tài tử Hong Kong một chút. Ha, ha!
      Hiếu

  1. Em là bạn của Bạch Nga, đã từng được xem hình đám cưới của hai anh chị, đã cùng các bạn trầm trồ khen anh chị quá đẹp đôi (chính xác cho tới bây giờ 😉 ), nhưng hôm nay mới biết anh chị có một kỷ niệm tuyệt vời như vậy. Nhất là qua lối viết giản dị và chân thành của anh Hiếu. Xin chúc mừng hạnh phúc của anh chị.
    Thắc mắc là có phải vì hai trái ổi mà trong sân nhà chị ở đường Lê Lợi cũng có một cây ổi trái rất ngon. :confused: 🙂 .

    • Chào em,
      Em có thường liên lạc với Bạch Nga? Em có biết mẹ B.Nga đã qua đời? Ngày xưa bà là hiệu trưởng trường tiểu học Ấu Triệu ở QN. Cảm ơn em đã chúc lành anh chị. Có du lịch FLorida ghé anh chị chơi. Cho anh chị biết tên và email. Cảm ơn.
      Hiếu & Bạch Yến

      • Dạ em là Ngọc Dung.
        Em có biết mẹ B.Nga đã mất. Bà là bạn học của bà dì em và là đàn chị của mẹ em, thời là nữ sinh Đồng Khánh. Vì vậy hai gia đình cũng có biết nhau.
        Em học chung với B.Nga 8 năm (thêm 1 năm đầu đại học) và chung với Xuân Hoa 3 năm 10,11,12 ở Nữ Trung Học.
        Dạ khi nào du lịch qua Florida, em sẽ ghé thăm anh chị (mà chắc tới tết…Congo wá :cheer: )

        • Ngoc Dung,
          JDU vừa cho anh nghe em hát 2 bản ở phutho74.com và nhận được một gánh hoa.
          [i]Sao em nỡ cắt tóc dài
          Để ai nhớ mãi, thương hoài ngàn năm?[/i]
          Hai câu thơ nầy do bs NCV viết về Bạch Nga mà anh chưa cho BN biết.
          HN

        • ND
          Ngọc Dung em,
          Chị BY biết em. Chị BY nói bộ ba, Ngọc Dung, Bạch Nga và một em nữa thường về nhà BN chơi.
          Tết Congo anh về SG sẽ ghé thăm. 😉 Nói đùa chứ anh chị về VN khá đều vì anh còn mẹ già 88 tuổi ở SG. Nếu biết em ở đâu, anh chị sẽ rủ rê. Hôm BN về em có gặp? Xuân Hoa đang ở Orlando, gần anh. XH qua Mỹ được 10 năm. Chúc em vui mạnh. Keep in touch!
          Anh Hiếu

    • Văn Công Mỹ liếng tổ nậu! Vẫn nhớ ly kem 3 màu của em năm 1987 ở SG. Em được mấy vợ, mấy con, mấy cháu rồi? Tháng 8-2009 anh họp khóa y khoa ở Montreal nhưng không ghé Toronto thăm anh Văn Công Tuấn được. Có gặp anh Lê Văn Thại. Chúc phát tài, vui mạnh.
      Anh Hiếu

  2. Congratulation!!!
    Hai ông bà này thiệt là lucky.
    Hồi trẻ thì high school sweetheart, [i]em tan trường về anh theo Ngọ về[/i]…
    Lên đại học thì uni sweetheart, tiếp tục [i]em tan trường về anh đưa Ngọ về[/i]…
    Học xong rồi lấy nhau, getting old với nhau, với con, với cháu…
    Congratulation!!!
    HTN

  3. Admin,
    ”Bà dì”-là em của bà ngoại đó-chứ không phải dì.:-). Bà dì của D là bà Đặng Thị Diệm, có dạy Pháp văn ở Nữ Trung Học một hai năm trước khi nghỉ hưu.
    Cám ơn đã sửa, mà bị…sai! hi…hi
    ND

  4. re:
    [quote=Ngọc Dung]Cám ơn đã sửa, mà bị…sai! hi…hi[/quote]
    Sorry Ngọc Dung!
    Trong văn cảnh ấy dể [i]nhận ngộ[/i] lắm. Bà dì cũng có thể là chị của bà ngoại chứ. Chỉ có người trong họ mới hiểu nỗi. Nói chung từ ông bà trở lên là dễ [i]râu ông cắm cằm bà [/i]lắm. Lần sau sẽ chăm chút cẩn thận hơn. Mục đích là làm cho tốt hơn thôi.

    • Hi Hien,

      DDu+`ng co\’ ba^.n ta^m!
      Nguoi xu+\’ na^~u mi`nh hay the^m chu+~ ba` va` o^ng : ba` co^ A, o^ng tha^`y B…
      Mi`nh nghi~ Admin su+/a du`m cho ca^u va(n nhe. nha`ng ho*n tho^i! Bie^\’t la` y\’ to^\’t ma` ! 🙂

      nd

  5. Doc
    you are missing out big time!
    this is Dung and Tra Lai Em Yeu ([url]http://www.phutho74.com/index.php?option=com_content&view=article&id=266:tralaiemyeu&catid=112:videos&Itemid=235[/url])
    Enjoy!
    Joe Down Under

  6. re: Ngoc Dung
    [quote=Hieu Nguyen]Cảm ơn JUD đã cho nghe ND hát thật hay Trả Lại Em Yêu. Anh sẽ chuyển video nầy cho Bạch Nga nghe. Anh sẽ tình nguyện chữa chứng Mũi Nở Lớn cho ND.
    Anh Hiếu[/quote]
    Doc, pleasure is all mine!
    Here is another one, Hay Yeu Nhau Di ([url]http://www.phutho74.com/index.php?option=com_content&view=article&id=267:hayyeunhaudi&catid=112:videos&Itemid=235[/url])

    Joe Down Under

      • ND
        Hồi học NTH em có được nam sinh CĐ nào làm em đỏ mặt không? Bạch Nga vừa vào đại học là bị ngay chứng đó. Nghe JDU nói em bị chứng nầy rất thường xuyên từ hồi học Phú Thọ phải không?
        [i]Thương em má đỏ môi hồng
        Em đi có chồng anh sẽ đi tu
        JDU[/i]
        Mong được nghe em hát trong tương lai.
        HN

  7. Ngoc Dung
    Cảm ơn JDU đã cho nghe ND hát thật hay Trả Lại Em Yêu. Anh sẽ chuyển video nầy cho Bạch Nga nghe. Anh sẽ tình nguyện chữa chứng Mũi Nở Lớn cho ND.
    Anh Hiếu

  8. Bạn M. Nga từ Montreal, Canada hỏi tôi, “Anh Hiếu, tôi mua trái cây về để tủ lạnh năm bảy ngày chưa kịp ăn là trái cây hư mất, chị Bạch Yến làm cách nào mà giữ được hai trái ổi xanh đến 17 năm sau còn nguyên được?” Good question! Năm 1978, tôi cũng hỏi vậy. BY cười, “Em ướp bằng tình của anh và em. Nói đùa chứ em bỏ thuốc bột đặc biệt, giữ cho ổi khỏi bị mọt ăn.” Giờ nầy thì tôi đã quên tên thuốc mà BY nói. Chắc BY mua thuốc ướp từ Ai Cập hay Nga quá.
    HN

  9. Thân Chào
    Chào các anh chị,

    Em là em út của CĐ Qui Nhơn, thấy cac anh chi nói chuyen vui & hay qua nen em cung muon chia se niem vui chung voi cac anh chi…
    Em thich đoc truyen cua anh Nguyễn Trác Hiếu lắm, văn anh viết rat la trong sáng & mộc mạc, đơn giản & de hieu, anh chi co mot qua khu rat la tho mong…Em kinh chuc anh chi "truờng thọ" …, & cũng khong quen chuc cac anh chi trong nay duoc nhieu suc khoe.

    Em,
    Trần Mỹ Thắng

    PS. Anh Nguyễn Trác Hiếu chac hoc cung thoi ong anh cua em, anh ay ten la Trần Quy Canh.

    • Thăm Hỏi
      Em Thắng thân,

      Tên của anh em nghe thật quen nhưng xin lỗi anh chưa mường tượng ra khuôn mặt anh ấy. Cảm ơn em đã thích văn mộc mạc của anh và chúc lành anh chị.
      Em đang ở đâu? Bến Hải hay Cà Mau? Luân Đôn hay New York? Cảm ơn em đã bộc lộ suy tư khi đọc văn của bạn bè. Đây là sự khích lệ cho người viết.
      Chúc em vui mạnh, có sáng tác nào xin gởi cho admin.

      Anh Hiếu

  10. Thăm Hỏi
    Thưa Anh Hiếu,

    Anh cua em tên là Trần Qúy Cảnh; chuyen vao hoc o CD tu Bồng Sơn, cùng thời voi cac Anh Lê hạ Liên, Đặng van Hạnh, Lê Đức Chu Không Quân N.E.
    Em hiện tai đang ở Boston, MA.

    • Thắng em,

      Có lẽ anh TQC học sau anh vài lớp. Anh học CĐ 1956-1963. Anh nhớ có một số anh em Tăng Bạt Hổ vào học chung với anh năm đệ tam, đệ nhất.
      Gởi lời thăm anh TQC, giờ anh ấy ở đâu? Boston có nhạc sĩ Nguyễn Đắc Đăng liên lạc với anh thường xuyên.

      Anh Hiếu

BÌNH LUẬN

Vui lòng viết bình luận của bạn
Vui lòng điền tên của bạn ở đây

Bài Cùng Tác Giả