Trang sinh hoạt của Cựu Giáo Sư và Học Sinh trường Trung Học Cường Đễ Qui Nhơn

Trang NhàĐoản VănNguyễn Mạnh An DânSài Gòn, quán café và tuổi lang thang

Sài Gòn, quán café và tuổi lang thang

LTS : Anh Nguyễn Mạnh An Dân học Cường Để khóa 1959-1966. Anh là người thực hiện Đặc san Cường Để 1965 (in typo và phát hành rộng rãi) và là Chủ tịch Ban Chấp Hành Học sinh, niên khóa 1965-1966. Anh Dân là một cây viết quen thuộc trên các văn đàn cũ và  là người đứng mũi chịu sào của  Đặc san CĐ-NTH QN  trong nhiều năm qua. Xin cám ơn anh Dân đã có nhã ý cho trích đăng lại bài này và hi vọng là sẽ  nhận thêm nhiều bài viết mới của anh Dân nữa …

Anh em nào có ở Đại học xá Minh Mạng những năm 66-67; đã từng lê la ngồi ngắm đất trời ở ngã sáu Chợ Lớn, chỗ cái quán cóc ngay góc đường Minh Mạng – Nguyễn Tri Phương; từng ít nhiều là thân chủ có ký sổ dài hạn với chú Tàu con phì lũ, xin nhận một lời nhắn: “Hồi đổi đời mấy anh tứ tán muôn phương hết, ba bốn cuốn sổ đầy gật những con số em không lấy được đồng nào nhưng em không buồn; nhớ lại những ngày vui cũ mà rầu thúi ruột. Ước gì có được không khí hồi đó, con người hồi đó; mấy anh đi ra đi vào, hớn hở kể chuyện tán đào, rầu rĩ ôm gối thất tình, nồng nhiệt tính chuyện lấp biển dời sông, bàn tán tính đường tránh lính, cái gì cũng ồn ào bộc trực, thoải mái tự nhiên, không màu mè rào đón, không kiểu cách đóng trò gì cả, sống đã thiệt. Vui kiểu đó em bán cà-phê cho mấy anh ký sổ hoài cũng được”.

Đầu năm 1980, giữa rừng già Bình Long tôi đã tình cờ gặp lại người chủ, người bạn nhỏ này. Tôi bị đi cải tạo, bạn đi kinh tế mới, cả hai đều thảm như nhau nhưng đều có chút rộn ràng nhịp thở khi nhắc lại những chuyện mới đó nhưng như đã lâu lắm rồi. Người bạn nhỏ đã nói với tôi những lời ấm áp, không nguyên văn thì cũng đúng ý như đã ghi ở trên và tôi muốn gởi những lời này đến các bạn như một kỷ niệm chung và tôi cũng muốn mượn dịp này để nói về cà phê Sài Gòn, ngày đó…

Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết mà, muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó: Cà phê Sẻ loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê Mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị Rhum, thì Rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhỉ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, bằng may Akai và loa Sansui, phải hút Capstan mới đã đời, thú vị phải không? Thì đó, bạn đã có đủ hết những gì bạn cần sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đòi đi uống cà phê tiệm, dị hợm không?

Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền  “uống” con người cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài Gòn làm vài ly chơi. Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đã xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.

Tôi xin bắt đầu từ giữa thập niên 60, những năm đầu tôi sống ở Sài Gòn và cũng là giai đoạn đất nước thực sự có những trở mình to tát; những cơn lốc kinh hồn; những bùng vỡ vượt mọi giới hạn; những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy.

Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đã nhân danh một cuộc cách mạng, nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lãnh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; rồi chỉnh lý, tái chỉnh lý; chính quyền quân nhân; chính quyền dân sự; Hội đồng Nhân dân Cứu quốc ở Huế và các tỉnh miền Trung; Phong trào Nhân dân Tự quyết ở Đà Nẵng; Phật giáo đưa bàn thờ xuống đường; Thiên Chúa giáo biểu dương lực lượng ở chỗ này chỗ khác; người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông, theo với nó là các Snack Bar, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lý và đạo đức. Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đã trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực. Đủ thứ chiêu bài, đủ thứ lý thuyết mới mẻ và lôi cuốn được nhân danh, được nhắc đến…

   Số lần đọc: 13981

4 BÌNH LUẬN

  1. 5 Duong & The Uyen muon thuo
    Anh Dan, that la vui khi thay bai cua anh xuat hien o day. Anh nhac nho den rat nhieu quan cafe, nhung khong ten Nam Duong. Chac la Nam Duong khong co nhac hay? Muon co sach cua The Uyen, mua o dau?

  2. NOI CHUYEN VOI HAI BAN TRE DINH & KIM TIEN
    Goi: HS Dinh, xu la phong, dat lanh tinh nong.
    Da noi nhieu lan tren DS la "tay mo gioc computer" nen thay thu ban ma chiu chet, khong biet lam sao "bat mot nhip cau" may nho ong ban dieu hanh mach nuoc nen thu cau may xem sao, mong "thanh cong my man"
    – Thieu quan Nam Duong (khu nguyen Thien Thuat) phai khong? nhieu nguoi nhac lam. thieu Thang Long (khu ong Ta), thieu Chieu (gan rap Dai Dong)va nhieu nua. Moi nguoi mot noi chon de nho ve. Thoi thi chiu kho tu nho lay cho rieng minh vay, con ke hen nay thi du la vua lang thang nhung cung co muc do chu sinh vien ngheo tien dau cho nao cung tap vao duoc: dau sao cung xin nhan thieu sot va tra no bang "SG, QCP & TLT 2" chiu khong?
    Goi: Ba giam doc cong ty van chuyen Quoc Te Kim Tien: Da "noi voi nhau" tren DS roi, Khen ba giam doc chuyen gan 50 DS cho anh chi em o que nha, dieu ma ca UPS lan Fed/ex deu khong lam duoc la da gian tiep noi KT la thanh phan khong the thieu cua DS roi, con gi nua ma nhac kheo he.
    Tham tat ca phe ta "CĐ – NTH”.

    Than ai
    Nguyen Manh An Dan

  3. Cty Vận Chuyển & SG, QCP & TLT2
    Anh Dân,
    Anh đã “thành công mỹ mãn” trong việc “bắt thêm một nhịp cầu” rồi đó! Đang chờ “SG, QCP & TLT 2” để được nghe kể café đá Năm Dưỡng.
    Có phải “Bà Giám Đốc Công Ty Vận Chuyển Quốc Tế KT” ở MN cũng là Kim Tiến đã viết [i]”Thư Cho Bạn”[/i] và cũng là tác giả của nhiều bài văn/thơ không? Cảm ơn Kim Tiến đã chia xẻ những bài thơ/văn thật hay!

BÌNH LUẬN

Vui lòng viết bình luận của bạn
Vui lòng điền tên của bạn ở đây

Bài Cùng Tác Giả