Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200

Đất Màu Đỏ Và Tuổi Thơ Thì Mang Mùi Nắng



Tôi không ngớt cau có phàn nàn với Ba Mẹ về con đường đất đỏ trước nhà nhất là mỗi khi mùa mưa tới. "Sao hồi đó mình không ở ngoài đường Cái như nhà Bác Hai vậy?" Tôi vừa lèm bèm vừa xách đôi dép bám đầy đất đỏ giờ đây đã nặng độ cả ký đi ra sàn nước chà cật lực vào phiến đá sau khi đi chợ về. Đặc sản của vùng này là đất đỏ bazan, đất đỏ ngập mắt người, khởi đầu đâu đó từ rìa những cánh rừng cao su bạt ngàn này đến những rẫy khoai mỳ ngút tận đường chân trời nọ, rồi thì mất hút điểm kết thúc sau những dãy đồi. Đất màu mỡ trù phú, ăn trái nhãn tiện tay quăng cái hột đen tuyền ra ngoài vườn rồi quên luôn để rồi một buổi sáng nọ thấy từ mặt đất đâm chồi lên một cây con mạnh khỏe chắc chắn nơi hột nhãn đáp xuống. Cứ để như thế, chỉ vài năm sau có khi được cả một cây nhãn lúc lỉu trái. Đất ban cho con người nơi đây nhiều đặc ân vì thế cũng làm con người cơ cực vất vả ở những mặt khác một khi đã quyết định gắn bó với nó. Vì thế, đất này để sống với nó phải cần rất nhiều tình thương và tấm lòng thành.

Xem tiếp...

Một Chuyến Xuôi Nam

Trong cuộc sống, đôi khi có những thứ không nằm trong dự tính mà thành hiện thực. Và cái kỷ niệm đột xuất đó xảy ra trong chuyến xuôi Nam lần đầu tiên tham dự Đại Hội Liên Trường Qui Nhơn tổ chức tại Nam California giữa tháng 7/2015 vừa qua của nhóm bạn bè CĐ San Jose.


Phương, Mây Lan, Qui Nhơn, Tuyết, Tú Trinh và Lộc

Xem tiếp...

Trở Về Cát Bụi

Từ lúc có tài khoản FB hằng ngày tôi thường nhận được đủ loại thông tin và hình ảnh đến từ bạn bè, thường là những điều vui điều hay mà bạn bè xa gần muốn chuyển đạt và chia sẻ thông tin với nhau một cách nhanh gọn. Nhưng vừa mới đây thôi tôi nhận được một tin nhắn từ N., một cô bạn cùng trường học sau tôi một lớp, báo một tin thật buồn. Những dòng chữ không dấu đó như nhảy múa trước mắt tôi, tôi vừa đọc vừa đoán rồi thấy mình hoa mắt và hoàn toàn không muốn tin rằng điều đó là sự thật, S. đã ra đi thật rồi sao? Tôi đã hỏi tôi không biết đến bao nhiều lần, tại sao là S. và tại sao bạn tôi lại ra đi nhanh đến như vậy và với tôi rất nhiều câu hỏi tại sao đã được đặt ra mà cho đến bây giờ vẫn không có câu trả lời...

Xem tiếp...

Nghe Mai Khôi hát ở Melbourne


Mai Khôi - Melbourne 23/5/2015


Tôi nghe Mai Khôi hát lần đầu qua cái CD Căn Nhà Nhỏ của ông bạn Mai Xuân Vỹ. Và nghe Vỹ nhắc đến tên cô thường xuyên qua những lần trò chuyện cho nên nghe thấy cái tên cô rất quen. Nhưng tôi không biết nhiều gì về Mai Khôi, tìm trên wiki cũng không thấy tên cô. Vài ba năm về thăm nhà vài ngày thì cũng không gặp dịp để nghe cô hát live. Lâu lâu rảnh vô youtube để nghe cô hát cho biết, trên TV, trong phòng trà ... Giờ nghe cô xuống Melbourne hát thấy vui trong bụng. Nhất là, bạn biết đó, ở Melbourne không được đâu như ở Sài Gòn, tối nào muốn đi nghe nghe nhạc thính phòng thì chỉ cần thay quần áo là đi!

Xem tiếp...

Một Ngày Vui Mùa Đông

 

Cuộc đời không tình yêu như cây không hoa không trái
Và tình yêu không sự đẹp như hoa không hương thơm và trái cây không hạt giống

Hôm nay đã là tháng 12, cô chợt nhớ về những năm tháng mình còn sống ở bên Âu Châu. Tháng này ở bên đó trời đã lạnh, có năm giờ này tuyết cũng đã rơi đầy ở cái thành phố mà cô đã sống. Và những ngày trước lễ Giáng Sinh ở nơi đây, bất kể ở thành phố hay ở làng quê, ở ngay tại trung tâm mua sắm, đường phố và những khung cửa kính của mỗi cửa tiệm đều đã được trưng bày đèn lấp lánh, có hang đá với hình tượng Chúa Jesus, Đức Mẹ Maria... với sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ nhân dịp này.

Xem tiếp...

Xuân, Hạ, Thu, Đông

Bác tôi nằm đó chỉ còn da bọc xương thiêm thiếp ở trên giường, nhịp thở vẫn đều đặn nhưng yếu ớt, đôi mắt khép nhẹ và bà dường như mơ hồ không còn biết gì nữa từ thế giới chung quanh... Tiếng kinh niệm phật văng vẳng đều đều từ chiếc cassette để ở bên cạnh giường, tôi ngồi xuống giường bên cạnh bác chạnh lòng lấy bàn tay mình xoa nhè nhẹ lên lưng bàn tay gầy guộc đó và thầm thì đôi câu với bác...

***
Thời tôi còn đi học tiểu học gia đình tôi và gia đình bác ở gần bên nhau, hằng ngày ngoài giờ học chiều chiều tôi vẫn hay đi qua nhà bác tôi, chơi đủ mọi thứ trò chơi con nít có ở trên đời với mấy ông anh con bác cùng lứa tuổi như là lật hình, bắn bi, tán lon hay đánh nhau lấy tay làm kiếm... Và khi đám con nít chúng tôi chấm dứt cuộc chơi với mồ hôi mồ kê nhễ nhại đầy người thì cái bụng cũng đã cồn cào mặc dù là giờ cơm chưa tới. Tôi nhớ rất rõ khi thì cái bánh thuẩn nhà làm khi thì cái kẹo ú mua ở chợ bác đã phân phát cho bọn con nít chúng tôi ăn, lúc thì trái sapoche hay trái ổi ở trong sân vườn nhà, gặp bữa ở nhà còn chút cơm nguội của bữa ăn trước thì hôm đó chúng tôi lại được bác cho ăn món cơm chiên với tỏi và nước mắm... Cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn thèm thuồng chén cơm chiên bác cho ăn ngày đó, thỉnh thoảng giờ đây mỗi khi nhà còn chút cơm nguội mà làm biếng nấu ăn tôi cũng làm lại món cơm chiên tỏi ngày cũ của bác nhưng sao lạ cái hương vị ngày cũ đã không bao giờ trở lại lấy một lần...

Xem tiếp...

Kiếp người


ottawa
Ottawa 05/2012 Photo : Phạm Ngọc Dao

Xuân đến rồi Xuân đi, Xuân đi rồi Xuân lại lại.

Mới một năm mới đây, vậy mà đã cũ để bây giờ lại đón một năm mới nữa.
Kiếp người cũng như mùa Xuân, mới được sinh ra, vậy mà cũng đã già, sống gần trọn kiếp để rồi sắp sửa theo cái tuần hoàn mà được tái sinh lần nữa.
Có ai biết kiếp trước của mình là gì không?
Tôi cũng vậy. Tuy nhiên, vì tôi được sinh ra vào năm Ngọ, gặp nhiều khốn khó, nên tôi có thể đoán: con ngựa chính là tiền kiếp của tôi. Một con ngựa cày suốt kiếp vẫn chưa trả hết nợ, đành phải để lại cơ cực, trắc trở cho đời sau tiếp tục gánh vác.

Xem tiếp...

"Dzìa đây nghe em"

Gặp Nhau Chuyện Vãn Về Chuyến Đi VN Cuối Năm "Dzìa Đây Nghe Em"

Lemaylan

Café Phượng Tím San Jose tháng 4/2015
Mới đây trong số hằng trăm email tôi nhận được mỗi ngày, một ông bạn nhạc sĩ già gửi một bài viết hổng có tác giả "Hạnh Phúc Tuổi Già" có một đoạn tôi cho là hay ..."Nếu bạn trên tuổi 60, bạn không còn nhiều thời gian ở phía trước, bạn sẽ không thể mang đi những gì bạn đã có và sẽ là vô ích nếu bạn vẫn bận tâm kiếm tiền và dành dụm. Trên 60, giàu có không còn nằm ở tiền tài danh vọng sự nghiệp. "Lục thập nhi nhĩ-thuận" Đến tuổi này, bạn sẽ tự nhận biết đâu là chân giá trị của những ngày tháng còn lại trên đời. Sức khỏe, thể dục, dinh dưỡng, tình cảm của những người thân yêu, bạn bè, v.v. Vâng, bạn bè chính là một trong những sự giầu có của bạn, hãy giữ mối quan hệ này lâu dài, hãy tôn trọng một số nguyên tắc căn bản: chịu khó nghe, đừng ngắt lời; tránh nhạo báng, hãy cảm thông; trả lời câu hỏi, đừng phản đối; hãy tha thứ, đừng trách cứ và điều quan trọng là đã hứa thì không được quên" ...

Xem tiếp...

Mùng 1 Tết đi chợ Gò, mơ về chợ Gò xưa!

Tết Mậu Thân 1968 là cái Tết cuối cùng mình không còn đi chơi chợ Gò nữa. Bởi năm đó, lần đầu tiên mình tận mắt thấy chiến tranh đã tràn vô thị xã Quy Nhơn thanh bình, để rồi chiến sự cứ leo thang mãi, làm cho người ở phố dễ tin rằng chợ Gò không còn đông vui, an toàn !

Ngày trước, chợ Gò là một địa điểm du Xuân, mọi người tới đó để tận hưởng cái Tết rộn rã đậm chất thôn quê Bình Định. Dù ở lứa tuổi nào bạn cũng có thể tìm ra vai ba món vui chơi hợp với sở thích của mình.

Xem tiếp...

Vãn chuyện cuối năm



Nhà Thầy Võ Thăng ở Ấp 3, Chợ Chiều Thanh Hóa, Trảng Bom ..đi lằng ngoằn một lúc..thì phải nhờ Thầy dẫn vào . Thầy có già đi một tí so với lần gặp trước, tuy vậy giọng Thầy vẫn sang sảng : " Thầy vẫn dạy 20 tiết/tuần . Mình trở thành Lão Tướng rồi , nhà lại gần Trường nên nhiều khi đồng nghiệp nhờ dạy thế hoài , mỗi tiết được trả 70.000 đ ..cũng xoay xở sống được em à " Phía sau phòng khách là gian nhà sản xuất kẹo, bánh . Chiều cuối tuần nên công nhân nghĩ làm, chỉ còn một người lúi húi gói bánh ..Thầy trầm ngâm " Chuyện bánh trái là của mấy đứa con làm, Thầy chẳng dính gì vào . Có đưa nhỏ đi du học là do nó tìm trường, tìm được học bổng đó thôi ..chứ vợ chồng già nhu cầu cũng không nhiều lắm " Nhắc tới quãng thời gian dạy ở Trường Cường Để Quy Nhơn, Thầy như hào hứng hẵn ra . Thầy kể về lúc dời vào sống luôn trong khuôn viên trường, lúc tất niên Thầy trò tổ chức quét vôi , lúc còn trai trẻ thách thức luôn cậu học trò cá biệt trong lớp : " Thầy chấp em thêm một con dao nữa đó , dám không ! " Thầy ạ, bây giờ trò đó hiền lành lắm rồi Thầy , về Tuy Phước sinh sống bằng ngề cây kiểng , nhớ lại lúc đi học lúc nào cũng đút vở trong túi sau, nghênh ngang la hét mà buồn...cười !

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Hình Đặc Biệt
Số bài viết:
4
Ngô Văn Tỏ
Số bài viết:
9
Nguyễn Trí Mẫn
Số bài viết:
13
Ngọc Dung
Số bài viết:
2
Nguyễn Trường Lưu
Số bài viết:
2
Lê Khắc Tưởng
Số bài viết:
4
Nguyễn Sĩ Hạnh
Số bài viết:
17
Khổng Xuân Hiền
Số bài viết:
23
Hạnh Nhân
Số bài viết:
6
Võ Như Vũ
Số bài viết:
1
1. Nhiều Tác Giả
Số bài viết:
76
Phạm Hữu Bình
Số bài viết:
3
Nguyễn Mỹ Nữ
Số bài viết:
9
Nguyễn Trác Hiếu
Số bài viết:
14
Phạm Thiên Thu
Số bài viết:
11
Nguyễn Kim Tiến
Số bài viết:
62
Nguyễn Mạnh An Dân
Số bài viết:
9
Phan Minh Chính
Số bài viết:
7
Lê Huy
Số bài viết:
22
Nguyễn Trí Minh
Số bài viết:
11
Trần Quang Khanh
Số bài viết:
1
Võ Phiến
Số bài viết:
1
Phạm Duy Tuấn
Số bài viết:
1
Trần Đông Oanh
Số bài viết:
2
Nguyễn Lệnh
Số bài viết:
1
Nguyễn Thị Tê Hát
Số bài viết:
5
Ngô Thành Hùng
Số bài viết:
6
Ngô Lạp
Số bài viết:
7
Nguyễn Hoàng Minh
Số bài viết:
1
Nguyễn Gia Thiện
Số bài viết:
1
Lê Quang Mỹ
Số bài viết:
4
Đỗ Ngọc Hoánh
Số bài viết:
3
Nguyễn Quang Quân
Số bài viết:
5
Hồ Sĩ Đình
Số bài viết:
6
Xuân Phong
Số bài viết:
12
Nguyễn Quốc Tuyên
Số bài viết:
17
Hà Xưa
Số bài viết:
3
Mai Xuân Vỹ
Số bài viết:
13
Huỳnh Kim Bửu
Số bài viết:
7
Bùi Đăng Khoa
Số bài viết:
6
Thanh Quí
Số bài viết:
15
Lê Khánh Luận
Số bài viết:
5
Đào Thanh Hòa
Số bài viết:
1
Huyền Nhung
Số bài viết:
2
Thanh Nguyên
Số bài viết:
2
Trần Dzạ Lữ
Số bài viết:
6
Hồ Ngạc Ngữ
Số bài viết:
3
Vũ Ngọc Toàn
Số bài viết:
3
Nguyên Thùy
Số bài viết:
4
Ngô Tấn Bình
Số bài viết:
9
Trần Mộng Tú
Số bài viết:
3
Tôn Thất Quyến
Số bài viết:
4
Từ Nguyễn
Số bài viết:
2
Nguyễn Văn Thịnh
Số bài viết:
1
Bùi Diệp
Số bài viết:
7
Trần Quang Kim
Số bài viết:
4

Đăng Nhập / Đăng Xuất