Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200

Càm Ràm Chuyện Đi Tây

Thời này đi du lịch không chỉ là đi du lịch. Chẳng hạn có người đi về bèn viết nguyên một cuốn sách hướng dẫn du lịch bán trên mạng lai rai. Có người đi tới đâu là quắc một cái hình hay vài hàng status lên Facebook tới đó. Có người đi tới đâu làm một bài thơ vịnh cảnh tới đó. Ai cũng chụp hình nhưng có người về đăng cả ngàn tấm lên năm bảy trang web khác nhau, vân vân và vân vân. Tôi thì tính là đi tới thành phố nào là viết một bài tâm tình về thành phố đó cho xịn. Mới viết được hai bài - về PragueBudapest - thì có người quen đọc xong email chê sao ông ngu quá vậy. Hỏi sao ngu thì trả lời là đi chơi mà không để thì giờ để chơi mà bày đặt viết lách linh tinh! Tôi cụt hứng nên thôi. Về nhà đã hơn nửa tháng nay, jet lag đã hết nên rán viết thêm một bài nữa, gọi là để túm lại chuyến đi.

Xem tiếp...

Qui nhơn- tình yêu và nổi nhớ

Thật ra Qui Nhơn không phải là quê hương của tôi- cũng không phải là nơi tôi đã có thời gian sống lâu nhất, cũng chẳng có chàng trai xứ nẫu nào trở thành người yêu của tôi sau thời gian dài ca bài "em tan trường về anh theo ngọ về", tuy nhiên không hiểu sao dù đã ở Sài Gòn đến hơn bốn mươi năm nhưng khi gặp người dân xứ nẫu nào tôi cũng thường hay được nhận là đồng hương đồng khói. Ngay cả ông trưởng khoa cơ bản của trường tôi, dù trong hồ sơ của tôi ghi nơi sinh là Nam Định, nhưng ông vẫn giới thiệu với các thày cô khác mỗi khi họp khoa rằng " cô Thu là đồng hương của tui"

Có lẽ tại tôi một phần, vì năm học mới nào khi vào lớp trước khi nhìn vào danh sách sinh viên ( trong đó có ghi đầy đủ năm và nơi sinh) tôi cũng vẫn thường hỏi hai câu:

-Ai theo đạo Công Giáo giơ tay lên
-Ai là dân Qui Nhơn, Bình Định giơ tay lên

Xem tiếp...

Budapest Và Những Tượng Đài Lỗi Thời

Budapest không lãng mạn và ướt át như Venice, không có một bề dày lịch sử cỡ như Rome, không phóng khoáng và hiện đại như Berlin, không cổ kính và nhiều người Việt bằng Prague. Nhưng Budapest có suối nước nóng, có dòng sông Danube ( dù rằng sông Danube chảy qua Hungary có 12% chiều dài, nhưng nhắc tới Danube người ta thường nghĩ đến Hungary và Budapest) và nhứt là có Công Viên Tượng Đài Lỗi Thời (Memento Park)!

Sau thế chiến thứ nhất, Hungary ở bên thua cuộc, trở thành một nước cọng hòa nhưng mất hơn hai phần ba lãnh thổ và vấn đề này vẫn còn được bàn cãi sôi nổi cho tới ngày này[1].  


Xe tăng Liên Xô vô Budapest tháng 11.1956

Xem tiếp...

Như một lời hẹn hò

Hàng năm, như một lời hò hẹn, cứ đến khoảng tháng bảy, sau ngày lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, và khi hoa phượng tím nở rộ trên các sân trường ở California state thì " Đại hội Liên Trường Qui Nhơn" lại được tổ chức tại Nhà Hàng Paracel Sea Food

Cũng vậy, chủ nhật 7/7 năm nay, chính là thời điểm hẹn hò của các chàng và các nàng . . . ông bà nội ngoại. Để chuẩn bị cho ngày họp mặt được tươm tất thì ngoài việc gửi thư mời họp mặt trực tiếp, BTC còn lo gửi thư mời qua Email, cũng như qua Radio, và một buổi họp vào ngày 30/6 để hỏi ý kiến và phân công cho buổi họp mặt chính cũng như cho buổi chiều " Tiền Đại Hội" tại nhà thầy Vũ Xuân Trinh và cũng để : " thử giọng các ca sĩ" nữa chứ

Xem tiếp...

Tản Mạn Prague

Tại sao lại đi thăm nước Tiệp Khắc làm chi cà? Câu trả lời muốn đơn giản thì cũng dễ mà muốn dài dòng phức tạp thì cũng đặng...

Có một hai chuyện đáng nể về người Tiệp Khắc.

Sau thế chiến thứ 2, đảng Cọng Sản Tiệp Khắc với sự lãnh đạo của Liên Xô cai trị Tiệp Khắc từ 1948. Trong thập niên 50, rất nhiều người không cọng sản phải bỏ trốn ra nước ngoài, một số lớn bị bắt lại, vô tù, và nhiều người chết trong những trại tù khổ sai. Tháng 4 năm 1968 tân Bí Thư Thứ Nhất của đảng Cọng Sản Tiệp Khắc, Alexender  Dubcek, bắt đầu chương trình "đổi mới" mà sau này lịch sử gọi là "Mùa Xuân Prague". Chế độ kiểm duyệt bị bãi bỏ, tù nhân chính trị được thả về nhà, và kinh tế trung ương tập trung bắt  đầu được "bung" ra... Liên Xô không hài lòng với kiểu "xét lại" như vậy, nhưng "đồng chí" Dubcek không ngán. Liên Xô tức giận, bèn chơi kiểu "lấy thịt đè người", cho xe tăng qua Prague ngày 20.8.1968, và nối gót theo là 200.000 bộ đội của Liên Minh Warsaw. Chế độ độc tài chuyên chính cọng sản được thiết lập trở lại, nhiều người theo phe cải cách bị trục xuất khỏi đảng, 500.000 đảng viên mất việc. Những người chống đối bị bắt và cho đi học tập cải tạo sặc sừ[1].

Prague1 1968
Xe tăng Liên Xô ở Prague tháng 8.1968 

Xem tiếp...

Những kỷ niệm khó quên

Trốn Bố Mẹ, anh em chúng tôi ra đầm Thị Nại bắt cá. Thường vào buổi chiều, thủy triều rút xuống, để lộ ra một giải cát ướt. Nước đọng vào chỗ trũng, tạo thành vô số những vũng lớn, nhỏ.
Chúng tôi đi chân không, chạy ùa xuống bãi. Mỗi đứa cầm sẵn một cái vỏ lon sữa bò để đựng cá. Dễ dàng nhất, là tìm những chú cá bống, nằm thập thò trong khoang các mảnh chén vỡ, gáo dừa lật úp. Con cá chỉ ló ra một phần đầu. Chúng tôi nhanh nhẹn giơ bàn tay chặn trước mặt cá, nó vội thụt vô trong. Thế là chỉ việc ngửa bàn tay, luồn vào tóm gọn lấy nó, bỏ trong lon, đã có sẵn nước và một ít rong rêu.

Cá chạy "đường trường" khó bắt lắm. Ít nhất, phải có hai đứa hợp sức bao vây, mới dồn đuổi cá trốn chạy, nép vào một vật gì đó. Rồi mỗi đứa, xòe hai bàn tay theo thế "gọng kìm" sẽ từ từ, khép vòng vây lại. Đôi khi, háo thắng, một đứa chụp vội, thừa thế sơ hở, cá vùng chạy thoát ! Nó "khôn" lắm: Vẫy mình môt cái, màu da xám trắng, thoắt đã biến thành từng khoang xám, khoang nâu, khoang đen, khó nhận dạng lắm rồi! Cũng có những con cá, ẩn mình trong đám rong rêu, hoặc một loại cỏ mọc xanh rì, cao khoảng gang tay người lớn. Chúng tôi đưa ngang bàn chân, cầu may, tạt ngược vào bờ. Vui thích lắm, khi nghe tiếng con cá giãy đành đạch trên cạn. Nhưng chơi kiểu này, có lúc cũng rợn người: Lỡ gặp vỏ sò hay mảnh chén vỡ, bàn chân sẽ bị cứa rách một đường dài, tươm máu như chơi!

Xem tiếp...

Trầm mặc Lăng Gia Long

Lăng Gia Long
Lăng Gia Long - Ảnh Nguyễn Trí Minh

Khi đến cố đô Huế, du khách thường không thể bỏ qua dịp thăm viếng lăng tẩm các vua triều Nguyễn. Trong 143 năm trị vì của vương triều, các khu lăng mộ này được xây dựng và một số lăng được bảo tồn tương đối toàn vẹn đến ngày nay. Các lăng tẩm này với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ đã trở thành danh thắng tuyệt vời của đất nước. Đặc biệt quần thể lăng Gia Long thể hiện đỉnh cao của sự phối hợp giữa nghệ thuật phong thủy trong kiến trúc và phong cảnh thiên nhiên.Vẻ đẹp tĩnh mịch của quần thể khu lăng mộ khiến khách phải sững sờ cho dù thời gian, chiến tranh đã làm hư hỏng nhiều đền đài. Gần đây trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã trùng tu, tôn tạo để giữ lại nét đẹp nguyên sơ của lăng. Tiếc rằng không mấy người biết để đến chiêm ngưỡng, dù lăng cách trung tâm thành phố không xa lắm.
 

Xem tiếp...

Ăn tết cố hương

Có thể nói tôi là người Sài Gòn vì được chào đời và sinh sống phần lớn cuộc đời mình ở "Hòn ngọc viễn đông" này, trừ khoảng thời gian học Trung Học Cường Để (Quốc Học) Qui Nhơn. Từ nhỏ đến lớn chỉ biết quê nội và quê ngoại mình là Quảng Bình nhưng vì đất nước bị chia cắt, và từ thống nhất đến nay thì cũng bộn bề sinh kế, theo đuổi những mục tiêu phát triển của bản thân nên chưa sắp xếp về thăm nơi "chôn nhau cắt rốn" của mình được.

Trong một ngày giáp Tết Quý Tỵ này – 25 tháng chạp Nhâm Thìn – gia đình con gái tôi chuẩn bị được xe nên chúng tôi đã về tảo mộ gia tiên bên vợ tôi ở Biên Hòa. Trên xe trở về Sài Gòn, chúng tôi đã thống nhất là chiều 26 tôi và gia đình con gái sẽ đi xe nhà về ăn Tết năm nay tại nhà gia đình sui gia tôi ở Quảng Trị, và kết hợp về thăm cố hương Quảng Bình của chúng tôi.

Xem tiếp...

Những mẫu chuyện phía sau đôi tháp Chàm ở Qui Nhơn

Tháp đôi

Tháp Đôi (Quy Nhơn)

Khi lướt qua những câu ca dao Bình Định người đọc sẽ tìm thấy khá nhiều câu ca dao nhắc đến Tháp Đôi ở Quy Nhơn. Hình ảnh đôi tháp Chàm hầu như khá quen thuộc với người dân nơi đây nên đôi khi người đọc đã bỏ qua nhiều điều ẩn dấu sau những câu thơ mộc mạc . Chẳng hạn, không phải ai cũng biết Hưng Thạnh là tên chính thức của đôi tháp này được nhắc đến qua câu ca dao:

Ai về Tuy Phước ăn nem,
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem tháp chàm.

Thật vậy đôi tháp tọa lạc trên địa phận làng Hưng Thạnh thuộc huyện Tuy Phước nên mới có tên chữ là tháp Hưng Thạnh. Như vậy khi câu ca dao này xuất hiện thì địa giới thành phố QN còn rất nhỏ, thậm chí là thành phố còn chưa thành lập. Theo sử sách thì QN quả là một thành phố trẻ, người Pháp chính thức thành lập khoảng năm 1933 khi cho xây dựng tòa công sứ và các công sở hành chính. Liên quan đến thời điểm này, có một câu ca dao khác cũng khiến nhiều người lầm lẫn. Người Bình Định nói chung là rất trọng nghĩa tình và được thể hiện, ví von qua câu ca dao :

Tháp Đôi đứng cạnh Cầu Đôi,
Vật còn như vậy nữa tôi với mình.

Xem tiếp...

Hàn Mặc Tử -Bóng trăng chúa nhật

vị trí nhà Hàn mạc Tử

Vị trí nhà Hàn Mạc Tử (ngày nay)

Từ tuổi học trò ở Quy Nhơn những năm sáu mươi của thế kỷ trước, chúng tôi đã rất ngưỡng mộ thơ Hàn Mặc Tử và xem vết tích của ông để lại ở đất này là niềm tự hào và quyến rũ: ngôi nhà tuổi thơ số 20 đường Khải Định (nay là số 67 Lê Lợi, ngã tư giáp Nguyễn Du), mái trường College ông dệt mộng đèn sách, thư viện nơi ông bươn bả với kiến thức kim cổ đông tây, bãi biển trăng và cát vàng mộng mị, những con đường rụt rè những tình yêu, căn phòng thơ và bạn bè, xóm Tấn nơi lánh bệnh, nhà thương phong điều trị bệnh và ngôi mộ trên đồi Ghềnh Ráng… Cái bài hát “đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà…” đã ru chúng tôi vào một Quy Nhơn hoang sơ đẹp và buồn của mối tình thi sĩ và cái dốc Mộng Cầm đã trở thành địa danh nôn nao bổi hổi. Tôi có duyên may được gặp gỡ và trò chuyện với ba trong bốn nhà thơ lớn của Bàn Thành Tứ Hữu- Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên- và thông qua họ, tôi hiểu thêm về Hàn Mặc Tử trong lòng những người bạn của ông. Bây giờ trong cõi xa kia, bốn người bạn thân ở thành Đồ Bàn đã gặp lại nhau, chẳng chỉ ở Nguyên Tiêu mà còn bất cứ lúc nào. Như ngày xưa trẻ trung ở Quy Nhơn, trong những lần tìm đến nhau, thăng hoa trong thơ ca và tình bạn. Hàn Mặc Tử sinh 12 tháng Tám âm, nhằm ngày 22-9-1912, mùa trăng, Chúa nhật, ngày của Chúa… 

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Hình Đặc Biệt
Số bài viết:
4
Ngô Văn Tỏ
Số bài viết:
9
Nguyễn Trí Mẫn
Số bài viết:
13
Ngọc Dung
Số bài viết:
2
Nguyễn Trường Lưu
Số bài viết:
2
Lê Khắc Tưởng
Số bài viết:
4
Nguyễn Sĩ Hạnh
Số bài viết:
17
Khổng Xuân Hiền
Số bài viết:
23
Hạnh Nhân
Số bài viết:
6
Võ Như Vũ
Số bài viết:
1
1. Nhiều Tác Giả
Số bài viết:
76
Phạm Hữu Bình
Số bài viết:
3
Nguyễn Mỹ Nữ
Số bài viết:
9
Nguyễn Trác Hiếu
Số bài viết:
14
Phạm Thiên Thu
Số bài viết:
11
Nguyễn Kim Tiến
Số bài viết:
62
Nguyễn Mạnh An Dân
Số bài viết:
9
Phan Minh Chính
Số bài viết:
7
Lê Huy
Số bài viết:
22
Nguyễn Trí Minh
Số bài viết:
11
Trần Quang Khanh
Số bài viết:
1
Võ Phiến
Số bài viết:
1
Phạm Duy Tuấn
Số bài viết:
1
Trần Đông Oanh
Số bài viết:
2
Nguyễn Lệnh
Số bài viết:
1
Nguyễn Thị Tê Hát
Số bài viết:
5
Ngô Thành Hùng
Số bài viết:
6
Ngô Lạp
Số bài viết:
7
Nguyễn Hoàng Minh
Số bài viết:
1
Nguyễn Gia Thiện
Số bài viết:
1
Lê Quang Mỹ
Số bài viết:
4
Đỗ Ngọc Hoánh
Số bài viết:
3
Nguyễn Quang Quân
Số bài viết:
5
Hồ Sĩ Đình
Số bài viết:
6
Xuân Phong
Số bài viết:
12
Nguyễn Quốc Tuyên
Số bài viết:
17
Hà Xưa
Số bài viết:
3
Mai Xuân Vỹ
Số bài viết:
13
Huỳnh Kim Bửu
Số bài viết:
7
Bùi Đăng Khoa
Số bài viết:
6
Thanh Quí
Số bài viết:
15
Lê Khánh Luận
Số bài viết:
5
Đào Thanh Hòa
Số bài viết:
1
Huyền Nhung
Số bài viết:
2
Thanh Nguyên
Số bài viết:
2
Trần Dzạ Lữ
Số bài viết:
6
Hồ Ngạc Ngữ
Số bài viết:
3
Vũ Ngọc Toàn
Số bài viết:
3
Nguyên Thùy
Số bài viết:
4
Ngô Tấn Bình
Số bài viết:
9
Trần Mộng Tú
Số bài viết:
3
Tôn Thất Quyến
Số bài viết:
4
Từ Nguyễn
Số bài viết:
2
Nguyễn Văn Thịnh
Số bài viết:
1
Bùi Diệp
Số bài viết:
7
Trần Quang Kim
Số bài viết:
4

Đăng Nhập / Đăng Xuất